Tìm kiếm
QUY ĐỊNH MỚI VỀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
False 7479Ngày cập nhật 25/04/2019

Ngày 22 tháng 7 năm 2016, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BTP quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 9 năm 2016 và thay thế Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Theo đó, Thông tư quy định một số điểm mới cụ thể như sau:

Về công nhận báo cáo viên pháp luật: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin của người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gồm: họ và tên; chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đối với báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, Thông tư đã bổ sung thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật của các ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án dân sự và các cơ quan nhà nước khác ở cấp tỉnh, cấp huyện cho Chủ tịch UBND cùng cấp.

Về miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật: Thông tư quy định cụ thể hơn về trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật, đó là: “Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác” và bổ sung thêm trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật khi “không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật”, “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự”.

Về công nhận tuyên truyền viên pháp luật: Thông tư đã sửa đổi về thời gian đăng ký làm tuyên truyền viên: định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cấp xã thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật (người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật), các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn cơ sở để tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.

Căn cứ danh sách tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật từ địa bàn cơ sở, thực trạng đội ngũ công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhu cầu xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch rà soát, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ về các trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật, Thông tư sửa đổi trường hợp “tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác”, bổ sung trường hợp “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự”./.

Phòng Tư pháp
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 9.329