Tìm kiếm
Phát triển ngành may công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020
False 23313Ngày cập nhật 25/04/2016

1. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

a) Mục tiêu:

Xây dựng ngành may công nghiệp trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tác động tích cực vào việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp; tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

b) Chỉ tiêu:

- Tạo việc làm cho 500 đến 700 lao động.

- Mỗi năm giá trị sản xuất của ngành tăng 10%.

2. NHIỆM VỤ.

a) Cải tạo và đầu tư mới nhà thực hành tại Trung Tâm dạy nghề

Huy động nguồn lực tài chính tiến hành xây dựng nhà xưởng tập trung đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của ngành may công nghiệp tại cụm quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện (thôn 11, xã Hương Hòa - cây số 0). Giai đoạn 2016-2017 mỗi năm xây dựng 400m2 nhà xưởng đủ bố trí 2 chuyền may để kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư trang thiết bị và tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương.

b) Phát triển ngành may:

Vận động các doanh nghiệp đến hoạt động tại cụm quy hoạch tập trung; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia công từng phần của sản phẩm sang gia công sản phẩm hoàn chỉnh; đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, hiện đại để tăng năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

c) Phát triển thị trường:

 Khuyến khích các doanh nghiệp duy trì, củng cố, tăng cường mối quan hệ với các đối tác hiện có, tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận với các khách hàng tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm.

d) Phát triển nguồn nhân lực:

Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm đầu tư nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo cho từng nghề một cách cụ thể, khoa học, hợp lý và linh hoạt, xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị phù hợp nhằm đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng, được doanh nghiệp chấp nhận.

Năm 2016-2020, đào tạo 500 công nhân có chứng chỉ nghề và 150 công nhân lành nghề.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

a) Về quy hoạch:

Ưu tiên bố trí quỹ đất từ 1,5 đến 2 ha tại khu quy hoạch xã Hương Hòa để tập trung đầu tư và thu hút phát triển ngành may công nghiệp.

b) Về chính sách:

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm dạy nghề huyện, hàng năm trích một phần từ nguồn vốn ngân sách của huyện đầu tư xây dựng 400m2 nhà xưởng thực hành của Trung tâm dạy nghề. Giao cho Trung tâm dạy nghề liên kết với doanh nghiệp để vừa đào tạo vừa tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho lao động học nghề; Doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị tổ chức sản xuất kinh doanh, trích nộp khấu hao nhà xưởng theo quy định của nhà nước. Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua lại nhà xưởng huyện sẽ chuyển nhượng theo thỏa thuận.

- Mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất vay mỗi năm không quá 2,5 tỷ đồng trên mỗi doanh nghiệp.

Hỗ trợ lãi vay trong 2 năm kể từ khi thực hiện đầu tư, cụ thể:

Năm thứ nhất: Hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng.

Năm thứ hai:  Hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng.

- Ngoài ra, huyện sẽ hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác như điện, nước và đường.

c) Về phát triển:

- Khuyến khích các doanh nghiệp may hiện có chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm. Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và đa dạng hóa sản phẩm.

 Thực hiện chính sách khuyến công theo quy định của tỉnh và huyện.

d) Về thị trường:

- Duy trì, tăng cường mối quan hệ với các đối tác hiện có, tích cực nghiên cứu tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm.

e) Về đào tạo nguồn nhân lực:

- Nghiên cứu, đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung thiết bị để tổ chức đào tạo nghề may công nghiệp phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp; đào tạo gắn với sản xuất; chú trọng rèn luyện tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề đối với số lao động địa phương tham gia học nghề may vượt số lượng do cơ quan có thẩm quyền hợp đồng đào tạo theo Quyết định 1956. Mức hỗ trợ bằng định mức do UBND tỉnh quy định.

f) Về tuyên truyền:

Chỉ đạo, tổ chức tốt công tác thông tin tuyền truyền, phổ biến rộng rãi các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển ngành may của huyện; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và quyết định đầu tư vào địa bàn.

Các doanh nghiệp cần xây dựng Website để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh của doanh nghiệp trên mạng thông tin điện tử cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tập tin đính kèm:
Ban biên tập
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 1.210