Tìm kiếm
Làm việc với đoàn giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông
False 4082Ngày cập nhật 20/12/2022

      Sáng ngày 14.12, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế do bà Nguyễn Thị Sửu, Phó Trưởng đoàn chuyên trách làm Trưởng đoàn đã tiến hành cuộc giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại huyện Nam Đông.

 

       Việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 được huyện Nam Đông thực hiện nghiêm túc; quy mô mạng lưới trường lớp được củng cố, phát triển; cơ sở vật chất từng bước chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu dạy và học; đã tổ chức 1 phòng/1 lớp học; lựa chọn sách giáo khoa đúng quy trình, quy định; cung ứng sách đầy đủ, kịp thời, đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy; Học sinh được tiếp cận với chương trình, SGK mới kết hợp với điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học góp phần đạt được mục tiêu chương trình, chất lượng giáo dục được nâng lên. Đảm bảo 100% học sinh đủ sách để học, giáo viên đủ sách để dạy; Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp 1, 2, 3, 6, 7 bước đầu ghi nhận tín hiệu tốt khi học sinh hứng thú tham gia học tập, phụ huynh chia sẻ, đồng thuận...

       Tuy nhiên, vẫn còn gặp một số khó khăn, như: giáo viên thừa thiếu cục bộ, giáo viên dạy liên môn chưa đáp ứng được việc dạy học; Việc giao cho trường chọn SGK không phù hợp, gây nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh; Đối với lớp 10 có nhiều phân môn, không đáp ứng được người dạy... Qua đó, huyện Nam Đông cũng đề xuất: Việc chọn sách giáo khoa cần có sự thống nhất toàn tỉnh; bổ sung tài liệu giáo dục địa phương kịp thời...

        Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Nguyễn Thị Sửu, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng đoàn Giám sát đề nghị, lãnh đạo huyện và ngành giáo dục huyện Nam Đông cần tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện đổi mới chương trình, SGK; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy các môn học, hoạt động giáo dục mới; Cần rà soát, điều chỉnh các chính sách cho DTTS cho phù hợp và quan tâm đến chất lượng học sinh dân tộc thiểu số, có sự kết nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội để góp phần triển khai thực hiện thành công đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Quỳnh Trang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.196.245
Truy cập hiện tại 3.167