Tìm kiếm
Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch năm 2023 xã Thượng Long
False 1295Ngày cập nhật 07/12/2022

Ngày 22/11/2022 tại hội trường nhà văn hóa xã Thượng Long, đồng chí Trần Quốc Phụng - Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch năm 2023. Tham dự có đồng chí Trần Thị Hoài Trâm - TUV - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Mai Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Trần Văn Hát - UVTVHU phụ trách địa bàn; đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện; đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, UBND, UBMTTQVN và các ban, ngành liên quan xã Thượng Long.

Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch UBND xã Thượng Long thông qua dự thảo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;‎‎ phát biểu chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy; ý kiến tham gia, đề xuất của các thành viên dự họp, đồng chí Chủ tịch UBND huyện kết luận:

Đánh giá tinh thần nỗ lực của lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể xã Thượng Long đã thực hiện cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - hội của xã đề ra trong năm 2022. Đến thời điểm này, xã đã thực hiện đạt và vượt  12/18 chỉ tiêu đề ra trong năm, trong đó nổi bật một số chỉ tiêu như: Tổng thu nhập bình quân đầu người 41,5 triệu đồng; tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn; tổng sản lượng lương thực có hạt 796,1 tấn; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom 98%, tỷ lệ hộ gia đình gia đình nước sạch... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, xã Thượng Long vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt và đạt thấp, gồm: tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện; tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh…

Để thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong tháng còn lại của năm 2022; chuẩn bị thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023. UBND xã cần phát huy hơn nữa kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, tồn tại và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy; ý kiến tham gia, đề xuất của các phòng, ban cấp huyện để bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo và kế hoạch. Bám sát Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã để đề ra các chỉ tiêu, mục tiêu cho phù hợp. Tập trung rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 sát với tình hình thực tế địa phương; những chỉ tiêu chưa đạt cần tập trung phấn đấu thực hiện, đến cuối năm chỉ tiêu nào không đạt phải tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.

2. Kế hoạch năm 2023: Thống nhất và điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế địa phương như sau:

- Nhóm các chỉ tiêu kinh tế: Thống nhất 4 chỉ tiêu. Trong đó: Thu nhập bình quân đầu người trên 43,7 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt 805 tấn; tổng đầu tư phát triển trên địa bàn 50 tỷ đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn, UBND xã phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch để điều chỉnh đưa ra chỉ tiêu phù hợp.

- Nhóm các chỉ tiêu xã hội: Thống nhất theo 6 chỉ tiêu, cần điều chỉnh bổ sung như sau: rà soát lại tỷ lệ hộ nghèo đa chiều để điều chỉnh cho phù hợp; nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng để xây dựng cho phù hợp; nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên; tính toán lại tỷ lệ lao động qua đào tạo cho cụ thể; nghiên cứu điều chỉnh lại tỷ lệ người đi lao động nước ngoài cho phù hợp và tiến tiến; lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện 18% (trong đó tự nguyện 9%). UBND xã phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan để điều chỉnh xây dựng các chỉ tiêu cho phù hợp.

- Nhóm chỉ tiêu môi trường: Thống nhất theo 3 chỉ tiêu: tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên 98%; tỷ lệ hộ gia đình dùng nước sạch 96%; tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh trên 100%, trong đó hố xí tự hoại đạt 36%. Giao Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Dân tộc phối hợp với UBND xã triển khai để đạt 100% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh trong năm 2023.

- Đối với chương trình trọng điểm năm 2023 thống nhất như sau: Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với việc giảm nghèo bền vững phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025; chương trình nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bổ sung thêm Chương trình nâng cao chất lượng cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số .

3. Nhiệm vụ năm 2023 cần tập trung

a) Lĩnh vực Kinh tế

- Trồng trọt, kinh tế vườn: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; tăng cường đầu tư nâng cao năng suất cây lúa, phát triển mô hình thâm canh lúa nước bằng phương pháp cải tiến (SRI) để tăng năng suất; đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn nhà, vườn đồi, chú trọng xây dựng vườn mẫu để người dân tham gia học tập; xây dựng Nghị quyết làm vườn cụ thể; nghiên cứu, rà soát diện tích đất màu mở trồng keo các vùng phía sau để chuyển đổi trồng cây có hiệu quả như bưởi da xanh, dứa, chuối; tận dụng những vùng đất ven khe suối  trồng lồ ô, tre nứa để làm nguồn nguyên vật liệu; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân cải tạo vườn tạp.

- Chăn nuôi: Nâng cao chất lượng đàn bò, phát triển đàn lợn theo hướng gia trại, trang trại tại các vùng phía sau; thực hiện chăn nuôi có chuồng trại gắn với công tác bảo vệ môi trường; đối với gia cầm đẩy mạnh phát triển mô hình gà thả thả đồi; nghiên cứu phát triển một số mô hình nuôi lợn rừng lai thả vườn; tận dụng các ngồn nước tự chạy để nuôi cá nước ngọt; quan tâm công tác phòng chống dịch, đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đảm bảo kế hoạch.

- Về lâm nghiệp: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả kinh phí quản lý, bảo vệ rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư; ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên. Nghiên cứu rà soát những diện tích đất rừng đằm vận động người dân chuyển sang trồng rừng gỗ lớn; nghiên cứu, mạnh dạn chuyển đổi một số vùng đất trồng keo đã khai thác sang trồng quế; trồng xen các loại cây dược liệu dưới tán rừng được giao cho hộ và nhóm hộ; duy trì diện tích cây cao su đồng thời chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu để liên kết với công ty thu mua bền vững.

- Quy hoạch, dịch vụ, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Cần đánh giá chất lượng quy hoạch, xác định các điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết trung tâm xã; rà soát, phân loại cụ thể các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm định hướng triển khai thực hiện tốt nhu cầu của người dân; tuyên truyền vận động người dân tham gia làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cụm công ngiệp; huy động nhân dân, các chủ hộ mua keo nâng cấp cơ sở hạ tầng cụ thể: các hệ thống kênh mương, đường sản xuất xuống cấp.

- Kinh tế tập thể: Tiếp tục duy trì hợp tác xã hoạt động tốt, đặc biệt là việc sản xuất men và nấu rượu từ men lá (Men rượu sinh dưỡng) được công nhận đạt chuẩn OCOP, tuyên truyền, vận động hộ gia đình ông Tà Rương Mão để mở rộng sản xuất cho nhiều hộ, tăng số lượng. Tuy nhiên, quy trình sản xuất phải hợp vệ sinh, chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo. Giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng hướng dẫn quy trình sản xuất.

- Tài nguyên – Môi trường: Quản lý, công khai quy hoạch sử dụng đất; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân về cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (rà soát, tập hợp danh sách gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường). Kiên quyết xử lý nghiêm việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất và làm nhà trên đất nông nghiệp; đẩy nhanh cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, công tác giải phóng mặt bằng; quản lý chặt chẽ tài nguyên, khoáng sản; tiếp tục thực hiện tốt công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã, hướng dẫn người dân phân loại rác thải; tiếp tục thực hiện Đề án “ngày chủ nhật xanh” phong trào 60 phút sạch nhà, đẹp ngõ.

- Thu ngân sách: Rà soát các nguồn thu để có giải pháp tăng thu ngân sách địa phương đảm bảo và vượt kế hoạch; đánh giá lại nguồn thu số công nhân làm ăn xa, làm trong các doanh nghiệp; thực hiện tốt thu phí tài nguyên môi trường; quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách, đảm bảo theo đúng quy định.

b) Lĩnh vực Văn hoá, Xã hội

- Giáo dục: Thực hiện tốt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trên địa bàn và phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trên địa bàn; hạn chế mức thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng; xây dựng xã hội học tập, phát huy dòng họ học tập, gia đình học tập.

- Văn hóa: Nghiên cứu xây dựng các dự án điểm du lịch cộng đồng tại thôn 2; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; nâng cao chất lượng thôn và gia đình văn hóa. Phấn đấu tỷ lệ cộng nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa trên 95%, tỷ lệ thôn và cơ quan đơn vị đạt chuẩn 100%. Phát huy hệ thống loa phát thanh để tuyên truyền, nghiên cứu và chọn lọc nội dung tuyên truyền phù hợp.

- Xã hội, y tế: Quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu thoát nghèo bền vững, tránh tình trạng tái nghèo; phát huy dòng họ, làng, bản không phát sịnh hộ nghèo, không phát sinh nhà tạm; tuyên truyền đẩy mạnh về xuất khẩu lao động; quan tâm các hộ gia đình chính sách, hộ bảo trợ xã hội, hộ khó khăn; tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và sinh con thứ 3 bảo đảm năm sau thấp hơn năm trước; không để xảy ra tình trạng tảo hôn; tăng cường quản lý tốt công tác dịch bệnh, tập trung chỉ đạo tiêm phòng vắc xin Covid-19 đạt theo kế hoạch đề ra.

c) Lĩnh vực Nội chính

- Cải cách hành chính: Cải thiện nâng cao chỉ số cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chyển đổi số, chất lượng hoạt động cơ quan, đơn vị (bám 5 chỉ số đánh giá liên quan đến cấp huyện, cấp xã); đẩy mạnh dịch vụ công mức độ 3 và 4; nâng cao thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, UBND tỉnh giao; tăng cường giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước và có biện pháp xử lý với những tập thể, cá nhân vi phạm.

- Dân tộc, tôn giáo: Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Quản lý không để kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền các loại tôn giáo trái phép, mê tín dị đoan; hạn chế việc tổ chức Lễ cưới, ma chay tốn kém.

- Quốc phòng - An ninh: Thực hiện tốt công tác tuyển quân năm 2023, đảm bảo chất lượng và số lượng; tăng cường công tác quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt trong dịp Lễ, Tết; tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội.

4. Về xây dựng nông thôn mới

Duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí chưa đạt. Rà soát lại hệ thống điện chiếu sáng nông thôn được nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ để nâng cấp, sửa chữa; tập trung xóa nhà tạm, giảm hộ nghèo; vận động các hộ sử dụng nước sạch khi nhà máy nước hoàn thành; nâng tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, hố xí tự hoại; nghiên cứu xây dựng tuyến đường xanh; làm vườn hoa trước trụ sở UBND xã và nhà bia ghi danh liệt sỹ xã.

 

Văn phòng HĐND và UBND huyện
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.196.245
Truy cập hiện tại 5.477