Tìm kiếm
Khánh thành nhà Gươl truyền thống của người Cơ Tu
False 10573Ngày cập nhật 24/08/2018

Được sự hổ trợ kinh phí của đại học Kyoto – Nhật Bản và sự giúp đỡ về kỹ thuật, chuyên môn của Phân viện văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế. Sáng ngày 22/8, huyện Nam Đông đã tổ chức khánh thành nhà Gươl truyền thống của người Cơ Tu tại thôn AKa, xã Thượng Quảng. Đây là 1 trong số ít ngôi nhà Gươl trên địa bàn huyện còn giữ nguyên bản truyền thống trước đây.

 

Sau hơn 3 tháng thi công, đến nay ngôi nhà Gươl truyền thống của người đồng bào Cơ Tu tại thôn AKa, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông đã được phục dựng. Ngôi nhà được phục dựng trên kiến trúc độc đáo, chất liệu và quy trình của nhà Gươl truyền thống cổ xưa của người Cơ Tu. Với tổng mức đầu tư gần 320 triệu đồng, trong đó Đại học Kyoto – Nhật Bản hổ trợ 125 triệu đồng, phần còn lại là bà con trong thôn đóng góp về ngày công và vật liệu tự nhiên. Qua đây có thể thấy ý thức của người Cơ Tu trong việc phục dựng nhà Gươl truyền thống là rất cao bởi họ nhận thức được đây chính là nơi để bàn bạc chuyện hệ trọng trong thôn bản, nơi bảo tồn, phát huy các lễ hội, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng, lao động sản xuất và để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu, giới thiệu nét đẹp truyền thống của người Cơ Tu xưa cho thế hệ con cháu và du khách gần xa.

Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 60 thôn, bản, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó nhà Gươl chiếm gần 50%. Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vật liệu ngày càng khan hiếm nên phần lớn trong số đó đã được đầu tư bê tông hóa chỉ còn ít nhà là còn nguyên bản so với truyền thống trước đây. Trước thực tế đó, huyện Nam Đông đã huy động nhiều nguồn lực tập trung phục dựng lại nhà Gươl truyền thống. Việc khôi phục đã khó khăn, nhưng công tác bảo quản lại càng khó khăn hơn là do một số địa phương chưa vào cuộc tích cực và ý thức quản lý, bảo quản của người dân chưa được phát huy đúng mức đã làm méo mó hình ảnh ngôi nhà GươL truyền thống “linh hồn” nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số nơi đây. Và một thực tế cho thấy, địa phương nào biết quản lý tốt, biết huy động sự chung tay vào cuộc của cộng đồng để xã hội hóa việc phục dựng và trùng tu nhà Gươl truyền thống thì ở đó đang cho hiệu quả thiết thực. Nhà Gươl ở thôn A Ka là 1 điển hình. Qua tuyên truyền, vận động toàn bộ 110 hộ dân trên địa bàn thôn đã tích cực hưởng ứng cả về nhân lực, vật lực và đã xây dựng quy chế giữ gìn, bảo quản nhà Gươl do chính tay họ tự làm ra.

Nhà Gươl cần tiếp tục gìn giữ, khôi phục và phát huy, để những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc CơTu sẽ lưu lại cho các thế hệ con cháu mai sau hiểu biết, kế thừa những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc mình. Và trong tương lai không xa, với tiềm năng về du lịch huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, sẽ trở thành điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Ngôi nhà Gươl sẽ là điểm nhấn, để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng đẹp, khó quên. Vì vậy, ngay lúc này, chính quyền địa phương cần sớm có phương án kêu gọi các nhà đầu tư, phát huy nội lực phải xã hội hóa trong việc phục dựng, bảo tồn nhà Gươl. Có như vậy ngôi nhà GươL sẽ không bị lãng quên và sẽ phát huy hiệu quả tích cực vốn đã tồn tại từ lâu đời.   

Tiến Dũng
Ý kiến bạn đọc
Tôi là Phương - Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế, điều phối viên dự án Gươl A Ka xin đề nghị khi Quý vị đưa thông tin cần chính xác và đầy đủ. Đơn vị điều hành và tư vấn về chuyên môn - kỹ thuật là Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế, còn Phân viện văn hoá Nghệ thuật Quốc gia tại Huế là đơn vị phối hợp thôi nhé!
Người gửi: Trương Hoàng Phương; Thời gian: 04/09/2018 10:22
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.172.601
Truy cập hiện tại 1.221