Tìm kiếm
Dân vận khéo gắn với xây dựng nông thôn mới
False 10855Ngày cập nhật 07/04/2017

Mô hình Cốt cán thôn, gắn với Dân vận khéo và phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới tuy không mới. Nhưng làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì lại là vấn đề khác. Trong những năm trở lại đây huyện Nam Đông đã và đang thực hiện có hiệu quả mô hình này. Điều đó góp phần rất lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12,17% và hiện nay đã có 5 xã được công nhận nông thôn mới, trong đó có 1 xã 100% bà con là người đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn huyện Nam Đông đã có hàng trăm tuyến đường dân sinh, đường vào sản xuất và nhiều công trình công cộng do người dân tham gia hưởng ứng hiến đất, tài sản trên đất. Điều này chứng minh một điều chủ trương Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng làm đang phát huy tối đa hiệu quả. Trong đó có nhiều gia đình mặc dù còn khó khăn nhưng vẫn tình nguyện hiến hàng trăm cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và nhiều tài sản trên đất có giá trị mà không đòi hỏi bất cứ 1 điều gì. Bà Nguyễn Thị Thảo. Thôn 11, xã Hương Hòa, Nam Đông chia sẽ. Mặc dù gia đình chẳng khá giả gì, nhưng khi có chủ trương của Đảng, nhà nước, được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương gia đình tôi sẵn sàng hiến đất, hiến cây làm công trình công cộng, tôi rất mừng vì Hương Hòa đã đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống người dân ngày càng phát triển.

Xác định tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng, đặc biệt là trong quá tình xây dựng nông thôn mới của địa phương hiện nay. Từ đây mô hình “Cốt cán thôn” ra đời. Thông qua mô hình này, giúp cán bộ gần dân, sát dân hơn, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động thực tiễn, từ đó người dân sẽ tự nguyện tham gia tích cực vào các phong trào do địa phương phát động. Thực tế cho thấy, địa phương nào thực hiện tốt mô hình “Cốt cán thôn” thì địa phương đó đã và đang gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, điển hình trong đó có xã Hương Giang và Hương Hòa, đây là 2 địa phương về đích trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh và huyện. Đến nay, toàn huyện đang duy trì và thực hiện tốt mô hình “Cốt cán thôn” ở 60/60 thôn, tổ dân phố. Phần lớn trưởng “Cốt cán thôn” đang hoạt động có hiệu quả. Đây là lực lượng giúp địa phương rất lớn trong việc thực hiện công tác dân vận ở cơ sở. Chị Hồ Thị Hương - Trưởng cốt cán thôn 11, xã Hương Hòa cho biết: “Mô hình cốt cán thôn đã và đang được chúng tôi thực hiện có hiệu quả, qua tuyên truyền vận động, người dân trong thôn tích cực hưởng ứng tham gia nhiều phong trào do địa phương phát động, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới. Với những kết quả đó, xã Hương Hòa đã vinh dự được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015”.

Mỗi địa phương một phong tục và dựa trên trình độ, nhận thức của người dân để tổ chức tuyên truyền, vận động. Có thể nói đây là cách làm đang được áp dụng có hiệu quả trên địa bàn huyện Nam Đông. Mặc dù đời sống người dân của thôn 2 (A Xăng), xã Thượng Long còn nhiều khó khăn, nhưng đây là thôn được nhiều người biết đến với 7 năm liền không có người sinh con thứ trở lên. Năm 2013 thôn đã vinh dự được chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng. Để có được kết quả này đó là cả 1 quá trình tuyên truyền, vận động không mệt mỏi của bí thư chi bộ và trưởng thôn. Ông Hồ A Ray - Bí thư chi bộ thôn 2, xã Thượng Long chia sẽ: “Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, trong những năm qua chúng tôi luôn tuyên truyền, giáo dục con cháu thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin…Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên”.

Trên địa bàn huyện hiện có 60/60 mô hình cốt cán thôn. Qua đánh giá có 39 mô hình tốt, 19 mô hình khá và 02 mô hình đạt trung bình. Mô hình “Cốt cán thôn”, gắn với “Dân vận khéo và phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới đã và đang cho nhiều kết quả thiết thực. Qua đó đã vận động nhân dân đầu tư làm mới và nâng cấp hơn 1.000 ngôi nhà; có hàng trăm hộ tình nguyện hiến đất, tài sản trên đất tương đương hơn 1 tỷ đồng và gần 9 nghìn ngày công tham gia giải phóng mặt bằng, vệ sinh môi trường và làm đường bê tông nông thôn. Ngoài ra, các đoàn thể còn tổ chức cho hội viên tham gia nạo vét kênh mương, xây dựng đoạn đường tự quản, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới của địa phương. Ông Hoàng Kim Thạnh - UVTV huyện ủy – Trưởng ban dân vận huyện ủy chia sẽ:Phong trào dân vận khéo gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, vai trò chủ thể của người dân được phát huy tối đa. Qua đó đã thu được nhiều kết quả khả quan, đến nay huyện đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã 100% bà con là người đồng bào dân tộc Cơ Tu, 5 xã còn lại đạt từ 13-15 tiêu chí”.

Bác Hồ đã từng nói: Việc dân vận rất quan trọng “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, công tác dân vận, đặc biệt là công tác vận động và tổ chức quần chúng ở cấp cơ sở lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn, bởi cơ sở là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và cũng là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Nên việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong hệ thống dân vận và xây dựng các mô hình, phát động các phong trào thi đua là vấn đề cần thiết để tập hợp, thu hút đông đảo các tâng lớp nhân dân thực hiện, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và công tác dân vận của Đảng.

 

Tiến Dũng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.198.023
Truy cập hiện tại 2.176