Tìm kiếm
Quân nhân Xuất Ngũ Với Cuộc Sống Đời Thường
False 3072Ngày cập nhật 21/12/2015

Phần lớn thanh niên trước khi nhập ngũ đều chưa được đào tạo nghề nghiệp. Khi xuất ngũ, họ đều mong muốn có một nghề ổn định. Trong nhiều năm qua, huyện Nam Đông đã và đang thực hiện có hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ trở về địa phương. Trong đó có nhiều quân nhân đã vươn lên làm giàu chính đáng, hoăc đang là cán bộ nòng cốt của địa phương, là tấm gương để nhiều thanh niên phải học theo.

Xuất ngũ trở về địa phương, thứ duy nhất anh Lê Thanh Trung ở thôn Phú Hòa, Hương Phú có được là tác phong, kỷ luật, chững trạc và rắn rỏi. Đó cũng chính là hành trang không thể thiếu để Trung bước vào trải nghiệm, thử sức trong lĩnh vực làm kinh tế. Ban đầu chỉ đầu tư chăn nuôi nhỏ lẻ, càng làm càng hăng say anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua đất trồng cây Keo và Cao su. Đến nay, gia đình anh có khoảng 15 ha keo, 2 ha cao su…bình quân mỗi năm cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, gia đình  anh đầu tư thêm xe ô tô tải, xe cẩu, do anh tự điều khiển, đến các điểm đầu mối thu mua keo tràm, thu mua sắn rồi chở về bán cho nhà máy. Hiện gia đình anh đang tạo việc làm ổn định cho nhiều thanh niên trong thôn xóm, với mức lương ổn định hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, đó là cả một quá trình bươn trải, phấn đấu không mệt mỏi, anh Lê Thanh Trung chia sẽ: “Khi mới trở về địa phương, bản thân rất bế tắc trong việc xác định hướng làm ăn, tuy nhiên được sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tình thần của xã, gia đình và bạn bè, tôi đã dần làm quen với mô hình VACR. Cũng chính từ đây, cuộc sống của gia đình đã có những đổi thay nhất định”.

Trở về địa phương anh Trần Đình Hoàn, được chính quyền địa phương và bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Phát huy phẩm chất “Anh bộ đội cụ Hồ”, ngoài công việc hàng ngày anh cùng gia đình tăng gia sản xuất, đầu tư thâm canh, trồng các loại cây chủ lực cho kinh tế cao, vận động bà con giúp nhau ngày công, cây con giống cùng phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, anh đã có trong tay mô hình chăn nuôi khép kín cho hiệu quả kinh tế cao thu nhập bình quân khoảng 80 triệu đồng. Số tiền đó được anh tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình chăn nuôi thêm các loại gia súc gia cầm như gà, dê, lợn nái, trồng thêm keo và cao su mới. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động văn hóa, xã hội ở địa phương....Với những việc làm tâm huyết và trách nhiệm ấy anh Hoàn đang được bà con trong thôn, bản giành cho nhiều tình cảm yêu quý. Anh Trần Đình Hoàn thôn TaRinh, xã Thượng Nhật bộc bạch: “Cuộc sống của bà con dân bản còn nhiều khó khăn lắm, tôi chỉ làm những việc cần làm, với mong muốn giúp bà con có kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo, giống như tôi thôi”.

Địa phương luôn thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đối với những quân nhân xuất ngũ, địa phương tạo điều kiện cho vay vốn, giải quyết việc làm, hoặc cơ cấu vào đội ngũ cán bộ kế cận, trong đó anh Hoàn là một điển hình. Ông Nguyễn Văn Biển, bí thư Đảng ủy xã Thượng Nhật cho biết thêm. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy quân sự cho biết: Trong vòng 5 năm trở lại đây trên địa bàn huyện có gần 200 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, trong đó có khoảng 60% đang có thu nhập cao và ổn định, 15% trong số đó hiện đang là cán bộ nòng cốt ở thôn, xã. Để đạt được điều đó là nhờ huyện luôn chú trọng, thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, thường xuyên tổ chức gặp mặt quân nhân xuất ngũ, tặng sổ tiết kiệm cho quân nhân lên đường làm nghĩa vụ quân sự, thăm hỏi động viên các gia đình liệt sĩ, thương, bệnh binh và gia đình chính sách…Qua đó đã tạo được lòng tin đối với các gia đình, những thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân xuất ngũ và nhân dân trên địa bàn huyện

Đài TT-TH
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.227.800
Truy cập hiện tại 5.696