Tìm kiếm
Nam Đông: Nhân dân sẵn sàng khắc phục thiệt hại cây cao su sau bão
False 11377Ngày cập nhật 21/10/2013

Nằm trong vùng thường xuyên hứng chịu những thảm họa thiên tai nhất là bão, lốc xoáy, lũ quét, tuy nhiên người dân Nam Đông luôn sẵn sàng ứng phó và khắc phục kịp thời những thiệt hại đặc biệt là đối với cây cao su bằng các giải pháp tích cực.

 

 

Tại địa bàn Nam Đông, cây cao su được  xem là cây "xóa đói giảm nghèo", là lựa chọn "số một" trong tập đoàn cây trồng để phát triển sản xuất. Đây là kết quả của quá trình nổ lực tìm kiếm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của Đảng bộ và nhân dân huyện trong suốt 20 năm qua.

Năm 2006, cơn bão số 6 ập đến đã cuốn theo hơn 500 ha cao su và hàng trăm ha rừng gãy đổ, bà con nông dân đã lâm vào cảnh túng quẫn, nợ nần, tâm lý hoang mang, dao động và không còn mặn mà với loài cây này nữa. Trước thực trạng đó, bằng nhiều giải pháp tuyên truyền vận động, các chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh và huyện, chỉ hơn 1 năm sau, toàn bộ diện tích gãy đổ được bà con trồng lại hoặc phục hồi và đã có rất nhiều diện tích các loại cây trồng khác được chuyển đổi sang trồng cao su.

Năm 2009, bão số 9 một lần nữa làm gãy đổ 1 phần diện tích cao su trên địa bàn nhưng với kinh nghiệm của những năm trước, bà con cũng đã kịp thời khắc phục và trong những năm gần đây, cũng chính nhờ cao su mà đa số bà con trên địa bàn huyện đã thoát nghèo, một bộ phận lớn nhân dân đã vươn lên làm giàu từ những vườn cây cao su đã được khắc phục do 2 cơn bão đã qua.

Cơn bão số 11 năm 2013 lần này một lần nữa đã làm hơn 160  ha cao su trên địa bàn huyện đang trong thời kỳ khai thác gãy đổ, một số hộ gia đình gần như bị gãy đổ hoàn toàn diện tích cao su của mình.

Trước thực trạng trên, trong bối cảnh chưa có phương án cây trồng phù hợp và có hiệu quả kinh tế hơn để thay thế cho mô hình cây cao su và với tâm lý sẵn sàng đối phó, khắc phục hậu quả thiên tai của nhân dân để phục hồi rừng cao su, huyện đã chủ trương tiến hành kiểm tra cụ thể toàn bộ diện tích cây cao su gãy đổ, phân loại mức độ tác hại để có giải pháp khắc phục:

-Đối với những cây ngã, tiến hành cắt cành nhánh và dựng lên để tự phục hồi.

-Đối với cây đã gãy tiến hành cắt bỏ phần gãy, xử lý hóa chất chống bệnh và kích thích đâm chồi để tiếp tục kinh doanh.

Ngoài ra, tiến hành vận động người dân tỉa cành, tạo tán đối với toàn bộ rừng cao su để chống chịu với các cơn bão, lốc luôn là mối nguy cơ đe dọa đối với vùng miền Trung nói chung và huyện miền núi Nam Đông nói riêng.

Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự nổ lực tích cực của nhân dân, hy vọng một màu xanh của rừng cao su sẽ sớm trở lại trên địa bàn huyện miền núi anh hùng.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.219.227
Truy cập hiện tại 4.845