1. UBND các xã, thị trấn
- Tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở
cơ quan, vùng ven sông, suối, kênh, đồi núi, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng ở địa phương.
- Kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, xây dựng nhà cửa, công trình
ven sông, suối, đồi núi nhằm khắc phục tình trạng nhà cửa, công trình lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở.
2. Các cơ quan, đơn vị: Chủ động xây dựng các phương án phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của đơn vị theo lĩnh vực được phân công quản lý; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Chủ đầu tư các công trình xây dựng: Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm
an toàn tại các công trường đang xây dựng, nhất là các công trình xây dựng ở
khu dân cư ven sông, suối, đồi núi, sườn dốc; đình chỉ việc xây dựng công trình nếu không bảo đảm an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ.