Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

NHCSXH HUYỆN NAM ĐÔNG 20 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI NGHÈO
False 11820Ngày cập nhật 21/05/2022

       Nam Đông - huyện niềm núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, với dân số gần 28 ngàn người trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 46,67% dân số của huyện, chủ yếu là dân tộc Cơ tu. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 chiếm tỷ lệ 8,62%, là một trong hai huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo lớn nhất trong toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh thăm mô hình trang trại trồng cam, nuôi gà, lợn của anh Đoàn Sơn- xã Hương Lộc.

 

Đáp ứng kịp thời nguồn vốn ưu đãi cho người nghèo

           Huyện Nam Đông bao gồm 09 xã và 1 thị trấn, địa bàn miền núi có khí hậu khá khắc nghiệt, đời sống của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào kinh tế rừng và trồng trọt các loại cây lâu năm như Cao su, cam, dứa Karen… phần lớn đời sống của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn gặp rất nhiều khó khăn, số lao động không có việc làm, nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh (SXKD) vẫn còn lớn, nhất là các lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã trở về lại địa phương sinh sống. Việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn để tạo việc làm, đầu tư để khôi phục và mở rộng các dự án SXKD cho người lao động là một đòi hỏi rất cấp thiết và là trách nhiệm của các cấp, các ngành  trong đó có Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nam Đông (PGD).

           Để đáp ứng nhu cầu vốn cho giúp các hộ gia đình khắc phục kịp thời các khó khăn nhằm khôi phục lại sản xuất, chuyển đổi ngành nghề sau ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, trong 04 tháng đầu năm 2022 PGD đã đầu tư gần 33,7 tỷ đồng cho trên 800 lượt hộ vay vốn, đưa dư nợ của PGD đến cuối tháng 04/2022 đạt 229 tỷ đồng (gấp 26 lần so với lúc mới thành lập) với 4.600 khách hàng còn dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,017% so với dư nợ, chất lượng tín dụng chính sách luôn được nâng cao theo hướng ổn định bền vững. Đến nay, PGD đã thành lập và đưa vào hoạt động 10 điểm giao dịch xã tại trụ sở UBND xã, thị trấn, đã tạo điều kiện chuyển tải kịp thời vốn vay về cho bà con hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc, 100% là cán bộ từ miền xuôi lên đây công tác, thường xuyên phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác và Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) bám sát cơ sở để hiểu được tâm tư nguyện vọng của bà con nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó không những có điều kiện để tuyên truyền vận động hộ vay gửi tiết kiệm hàng tháng nhằm tích luỹ để trả nợ đúng hạn theo thoả thuận với ngân hàng, mà còn hướng dẫn cho họ nên đầu tư cây, con gì là có hiệu quả và có lợi nhất, với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, cán bộ NHCSXH luôn nhiệt tình, năng nổ, thực sự là người bạn đồng hành cùng người nghèo của huyện Nam Đông trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

 

Dự án đầu tư vốn vay tạo việc làm cho lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19, xã Hương Phú

     Đa dạng về các chương trình cho vay để luôn đồng hành cùng với hộ nghèo và các đối tượng chính sách dựng xây quê hương giàu đẹp 

         Nếu như khi mới thành lập, PGD NHCSXH huyện Nam Đông chỉ thực hiện cho vay chủ yếu 2 chương trình tín dụng là cho vay Hộ nghèo và Giải quyết việc làm thì đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, đã thực hiện cho vay đến 15 chương trình tín dụng chính sách với 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều tiếp cận được nguồn vốn của NHCSXH với nhiều hình thức và đối tượng thụ hưởng khác nhau; vốn tín dụng tín dụng chính sách đã góp phần cùng toàn huyện giúp cho hàng trăm hộ nghèo thoát nghèo một cách bền vững hàng năm; hàng ngàn hộ đã thay đổi cách thức sản xuất, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đang đầu tư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chiếm gần 40% tổng dư nợ của PGD, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đời sống sinh hoạt và đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương, đã góp phần làm cho đời sống của các hộ gia đình ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn mới của huyện Nam Đông đã được thay đổi từng ngày, không ngừng đi lên và hội nhập cùng sự phát triển của đất nước.

          Anh Đoàn Sơn (Hội Nông dân xã Hương Lộc) cho biết cách đây 02 năm, gia đình anh thuộc diện hộ mới thoát nghèo, được NHCSXH cho vay vốn số tiền 90 triệu đồng từ chương trình tín dụng Hộ mới thoát nghèo để đầu tư trang trại trồng 300 gốc cam, nuôi 80 con lợn thịt và 100 con gà vừa lấy thịt vừa lấy trứng. Đến nay cây Cam đã bắt đầu ra trái bói hứa hẹn một vụ mùa bội thu, đàn gà và lợn thịt năm nay đã xuất chuồng và đang đầu tư con giống để nuôi lứa khác nhằm quay đồng vốn. Từ khi vay vốn để mở rộng trang trại đến nay, đời sống của gia đình anh Sơn ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân hàng tháng trên 15 triệu đồng, vừa có thêm tiền để mở rộng trang trại, sửa chữa nhà cửa, vừa trả nợ, trả lãi cho NHCSXH đúng hạn theo cam kết. Nhờ vốn vay đã giúp gia đình anh Sơn thoát nghèo một cách bền vững để đi lên làm giàu một cách chính đáng.

           Ông Dương Thanh Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban đại diện NHCSXH huyện Nam Đông cho biết “Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, NHCSXH huyện Nam Đông thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò hết sức quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khi thiếu vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xất kinh doanh, chuyển đổi nghề. Vì vậy Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn luôn quan tâm, bổ sung nguồn vốn ủy thác địa phương hàng năm cho NHCSXH để phục tốt công tác giảm nghèo bền vững và tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội tại địa phương”, đến nay nguồn vốn uỷ thác địa phương của huyện chuyển qua PGD đạt gần 4 tỷ đồng, đã góp phần bổ sung thêm nguồn vốn của NHCSXH để hỗ trợ tạo việc làm cho hàng trăm hộ lao động tại địa phương trong những năm qua.   

          Các hộ vay đã sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Rất nhiều hộ vay đã có thu hoạch và đã lãi, trả nợ phân kỳ đều đặn sau khi vay, thậm chí có nhiều hộ vay đã có tích lũy để trả nợ vay trước hạn thể hiện sự thành công trong đầu tư sản xuất- kinh doanh của các hộ vay.

           Đến thăm xưởng may của chị Nguyễn Thị Kim Thúy (Thôn Ka tư, xã Hương Phú), đây là mô hình vượt khó đi lên của Hội phụ nữ xã Hương Phú, huyện Nam Đông. Chị Thúy cho biết, trước đây gia định chị thuộc diện hộ nghèo, chồng bị đi ở tù do gây tai nạn khi tham gia gia giao thông, một mình chị phải bươn chải vào Miền Nam làm công nhân để nuôi gia đinh, sau khi dịch Covid-19 bùng phát chị trở lại quê hương tránh dịch. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và của NHCSXH huyện Nam Đông, với kinh nghiệm nghề may gia công bao năm làm công nhân, chị đã mạnh dạn vay NHCSXH 50 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm để lợp lại nhà xưởng và mua 04 máy may lập nên xưởng may gia công nhỏ, tạo việc làm thường xuyên cho 04 chị em là lao động thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như chị Thuý. Nhờ vốn vay của NHCSXH, đời sống của gia đình chị Thúy và các lao động xưởng may được ổn định, thu nhập của gia định chị Thúy khoảng 20 triệu đồng/tháng, mỗi lao động thợ may thu nhập ổn định 06 triệu đồng/tháng. Chị Thúy tâm sự “nhờ vốn vay của NHCSXH, chị em tôi đã được ở gần gia đình, có thu nhập để lo cho gia đình, không phải tha phương vì miếng cơm manh áo như ngày xưa nữa” 

         Chính những đồng vốn của NHCSXH huyện đã tạo động lực giúp người nghèo và lao động thiếu việc làm tại huyện Nam Đông vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu một cách xứng đáng và góp phần giảm thấp tỷ lệ hộ nghèo, hạn chế việc cho vay nặng lãi ở nông thôn; suốt 20 xây dựng và phát triển, NHCSXH thực sự là người bạn đồng hành cùng hộ nghèo chung sức xây dựng thành công 08 xã đạt chuẩn xã Nông thôn mới, trong đó có 02 xã đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao trên quê hương Nam Đông.

         Trong thời gian tới, chắc chắn người dân huyện Nam Đông vẫn tiếp tục cần vốn để phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình và Nghị quyết số 88 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã được khởi động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu quan trọng của các Nghị quyết là hỗ trợ và tạo sự đổi thay toàn diện đời sống người dân vùng được đầu tư, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân huyện về nhiệm vụ kinh tế và xã hội năm 2022 là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện là 2%/năm so với tỷ lệ hộ nghèo được điều tra vào cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025 và riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% phấn đấu giảm từ 3,5 - 5% trở lên. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành, các cấp trong đó có trách nhiệm và sự đồng hành của NHCSXH trong suốt quá trình giảm nghèo bền vững của địa phương. Vì vậy trong thời gian tới PGD NHCSXH huyện Nam Đông phải tranh thủ về nguồn vốn nhằm chuyển tải nguồn vốn ưu đãi kịp thời đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, coi trọng mục đích sử dụng vốn, đề cao hiệu quả sử dụng vốn vay có như vậy PGD NHCSXH huyện Nam Đông mới xứng đáng là chổ dựa vững chắc, là người bạn đồng hành của người nghèo trên con đường đi lên xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh và giàu đẹp.

NHCSXH huyện Nam Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 2.570