Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Triển khai thực hiện Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
False 29385Ngày cập nhật 03/12/2019

Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2020 và thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP; bãi bỏ điểm đ khoản 3 và điểm i khoản 6 Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP hướng dẫn xác định diện tích đất vi phạm trong các trường hợp sau:

Theo đó, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Các hình thức xử phạt chính, bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 91;

+ Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

+ Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

+ Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;

+ Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;

+ Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;

+ Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;...

- Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất thì xác định theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật đất đai;

- Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đã có bản đồ địa chính thì sử dụng bản đồ địa chính để xác định; trường hợp không có bản đồ địa chính nhưng có bản đồ khác đã, đang sử dụng trong quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định;

- Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất mà không có giấy tờ quy định tại các quy định trên hoặc vi phạm một phần diện tích thửa đất thì người thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới đất vi phạm; xác định diện tích đất vi phạm hoặc trưng cầu đơn vị có chức năng đo đạc (trong trường hợp diện tích đất vi phạm lớn, hình thể thửa đất phức tạp không thể đo đạc bằng phương pháp thủ công) để xác định diện tích đất vi phạm ghi vào biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp người có hành vi vi phạm không đồng ý với kết quả đo đạc do cơ quan thanh tra, kiểm tra xác định thì được quyền thuê đơn vị có chức năng đo đạc xác định lại diện tích đất vi phạm. Chi phí trưng cầu đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm do người vi phạm chi trả.

Tập tin đính kèm:
Phan Văn Lợi
Các tin khác
Tin cùng nhóm
Xem tin theo ngày  

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 6.109