Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Báo cáo An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường quý II năm 2019
False 18927Ngày cập nhật 03/07/2019

BÁO CÁO

 An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường quý II năm 2019

 

Thực hiện Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ chính quyền điện tử các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Để phục vụ cho việc đánh giá mức độ chính quyền điện tử năm 2019. Ủy ban nhân dân huyện báo cáo lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường quý II năm 2019 với nội dung như sau:

I. Công tác triển khai thực hiện

Ban hành Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 04/4/2019 của UBND huyện về việc thành lập Đoàn Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật bảo vệ môi trường và hoạt động khoáng sản năm 2019 trên địa bàn huyện; Công văn số 503/UBND-TNMT ngày 11/6/2019 của UBND huyện về việc tăng cường kiểm tra, giám sát công tác VSMT trong phòng chống dịch tả Châu Phi; Công văn số 451/UBND-TNMT của UBND huyện về việc huy động lực lượng tham dự Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và phong trào “Chống rác thải nhựa”; Công văn số 429/UBND-TNMT ngày 20/5/2019 của UBND huyện về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển đất san lấp khi san gạt cải tạo mặt bằng; …

Tiếp tục thực hiện tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm theo Chỉ thị 13/CT-TTg; thực hiện Kế hoạch 68/KH-UBND ngày 29/3/2019 của UBND huyện  về việc triển khai “Tháng hành động an toàn thực phẩm” năm 2019; Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 19/2/2019 của UBND huyện về Bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp năm 2019. Đoàn Kiểm tra liên ngành VSATTP huyện tiến hành kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm trên địa bàn huyện từ ngày 7/5 đến 10/5/2019.              

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo đảm VSATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh lây truyền qua thực phẩm: Tiêu chảy cấp, thương hàn, ngộ độc thực phẩm… trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tăng cường giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và giám sát các mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn nhằm góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

II. Kết quả thực hiện

1. An toàn vệ sinh thực phẩm

Tình hình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP:

TT

Loại hình

Tổng số cơ sở

(1)

Tổng số cơ sở thuộc diện cấp GCN (2)

Số lũy tích đã cấp GCN (3)

1

Dịch vụ ăn uống

  32

22

17

2

Thức ăn đường phố

145

0

0

3

Bếp ăn tập thể

 12

0

0

          Triển khai công tác kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP trong tháng hành động ATTP với tổng số cơ sở được kiểm tra 139 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt 118 cơ sở đạt 84,9%, số cơ sở vi phạm 21 cơ sở chiếm 15,1%. Trong đó, vi phạm chủ yếu là thực phẩm hết hạn sử dụng và thực phẩm kém chất lượng. Đoàn liên ngành tiến hành lập biên bản nhắc nhở và tiêu hủy các loại thực phẩm không an toàn.

Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào những loại hình sản suất chế biến thực phẩm, trong đó đặc biệt chú trọng các sản phẩm được chế biến thủ công, các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn. Kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thanh tra lồng ghép công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân. Tuy nhiên, còn một số khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được độ an toàn vẫn còn, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn nhiều khó khăn.

        Tiếp tục triển khai hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương rà soát, các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức ký cam kết sản xuất an toàn theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT. Việc triển khai thực hiện Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT giúp người dân biết và thực hiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo đúng quy định của Pháp luật.       

        Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATTP thuộc ngành Công thương. Phối hợp cùng đoàn liên ngành kiểm tra kiểm soát, thị trường trong Tháng hành động ATTP.         Tiếp tục thực hiện tốt các thủ tục hành chính liên quan như: thẩm định, cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP; ký cam kết bảo đảm ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực thẩm; phối hợp Sở Công Thương thẩm định điều kiện về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

          2. Môi trường

Xây dựng Kế hoạch và Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2019 và Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” và “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần” (06 h30 sáng 02/6/2019).

Xây dựng Kế hoạch thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2019; chỉ đạo tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác; phân bổ thùng rác (100 thùng) và kiểm tra các điểm phân bố rác trên địa bàn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện tại toàn huyện đạt 91,2% (KH 2019: 93,5%)

Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổ chức nghiệm thu vận chuyển, xử lý chôn lấp rác theo quy định. Xây dựng Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật bảo vệ môi trường và hoạt động khoáng sản năm 2019: Đã kiểm tra 05 cơ sở trên địa bàn xã Hương Hòa, Hương Giang, Thượng Nhật và Hương Hữu.

Góp ý các Dự thảo Kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh; Bộ tiêu chí đánh giá “xanh – sạch – sáng” cấp xã, tổ dân phố/thôn/bản; Thể lệ cuộc thi sáng kiến, giải pháp làm sạch môi trường, các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm nhựa, ni lông tỉnh; Góp ý nội dung dự thảo Công văn của UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện xử phạt vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn tỉnh.

Chỉ thị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh trên địa bàn huyện; Công văn hướng dẫn giới thiệu, đề nghị xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2019; Công văn chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát công tác VSMT trong phòng chống dịch tả Châu Phi. Đề xuất PA quản lý, bảo vệ bãi rác Hương Phú và Phương án thu gom chất thải nguy hại trên địa bàn huyện. Kiểm tra đơn kiến nghị về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi tại xã Hương Giang; tình hình quản lý, thu gom CTR trên địa bàn huyện.

III. Tồn tại và hạn chế

Công tác truyền truyền, giáo dục phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm trong nông nghiệp chưa được thường xuyên.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản có quy mô nhỏ lẻ nên khó kiểm tra, giám sát và quản lý.

Các địa phương tổ chức rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản còn chậm.

IV. Nhiệm vụ Quý III năm 2019

Tổ chức truyền truyền phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai đến tận người dân, nêu rõ trách nhiệm quyền lợi của người sử dụng đất trong việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận để mỗi gia đình, cá nhân đều phải kê khai đăng ký theo quy định. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách các trường hợp sử dụng đất nhưng chưa cấp Giấy chứng nhận. Căn cứ kết quả đo đạc bản đồ địa chính, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014… tiến hành rà soát, thống kê các đối tượng chưa được cấp Giấy chứng nhận và chưa đăng ký đất đai để thông báo, hướng dẫn các đối tượng quản lý, sử dụng thực hiện đăng ký đất đai đến từng thửa đất.

Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu dân cư đô thị, nông thôn. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.

Khai thác, sử dụng đất phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý chất thải ở các khu dân cư tập trung, đảm bảo chất thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Đi đôi với khai thác sử dụng đất cần chú ý đến việc đầu tư nâng cao độ phì của đất sản xuất nông nghiệp, tái tạo cảnh quan, lớp che phủ bề mặt đất khai thác khoáng sản sau khai thác… nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất, không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững.

Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và ban hành kịp thời các văn bản theo thẩm quyền có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, đất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, đất rừng đầu nguồn sang làm mặt bằng đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Có chính sách cụ thể để phát triển các khu, cụm công nghiệp ở những diện tích đất ít có khả năng cho sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường kết hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật với kế hoạch sử dụng đất qua các thời kỳ và hàng năm để nâng cao tính thực tiễn, hiệu quả sử dụng đất. Đưa các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo dõi, giám sát các chương trình Y tế, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; kiểm tra công tác Y tế 6 tháng đầu năm từ huyện đến xã và Sơ kết công tác Y tế 6 tháng đầu năm.

Trên đây là Báo cáo công tác An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường quý II và phương hướng nhiệm vụ quý III năm 2019 của UBND huyện./.

 

Tập tin đính kèm:
Phan Anh Hải
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 921