Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Tổng hợp các mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
False 14827Ngày cập nhật 10/03/2020

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, diện tích rừng, số lượng, khối lượng lâm sản bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đều bị xem xét xử lý với các mức xử phạt khác nhau. Trong đó, nhiều hành vi có giới hạn mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính, khi vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp có giới hạn mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP như sau:

 

I. ĐỐI VỚI HÀNH VI KHAI THÁC RỪNG TRÁI PHÁP LUẬT

1. Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất:

- Đối với gỗ loài thông thường: khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên tương ứng với mức tiền phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA: khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên tương ứng với mức tiền phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

- Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA: khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ:

- Đối với gỗ loài thông thường: khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên tương ứng với mức tiền phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA: khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên tương ứng với mức tiền phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

- Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA: khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

3. Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác trái pháp luật trong rừng đặc dụng:

- Đối với gỗ loài thông thường: khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên tương ứng với mức tiền phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA: khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,8 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên tương ứng với mức tiền phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA: khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

4. Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ:

- Đối với thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường; than hầm, than hoa: hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 85.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

- Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA: hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA: hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hành vi khai thác rừng trái pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính như trên phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản).

II. ĐỐI VỚI HÀNH VI PHÁ RỪNG TRÁI PHÁP LUẬT

Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể như sau:

- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2 tương ứng với mức tiền phạt từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

- Rừng sản xuất có diện tích từ 4.500 m2 đến dưới 5.000 m2 tương ứng với mức tiền phạt từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

- Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2 tương ứng với mức tiền phạt từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

- Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2 tương ứng với mức tiền phạt từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

- Thực vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích tương ứng với mức tiền phạt từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hành vi phá rừng trái pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính như trên phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Tội hủy hoại rừng).

III. ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG

Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật như sau:

- Động vật rừng thông thường trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác tương ứng với mức tiền phạt từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính như trên phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã).

IV. ĐỐI VỚI HÀNH VI VẬN CHUYỂN LÂM SẢN TRÁI PHÁP LUẬT

Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển lâm sản (từ thời điểm lâm sản đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, cụ thể như sau:

- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;

- Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

- Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng;

- Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam tương ứng với mức tiền phạt từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng;

- Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác tương ứng với mức tiền phạt từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng.

Hành vi vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính như trên phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 232 (Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản) hoặc Điều 234 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã) hoặc Điều 244 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm).

V. ĐỐI VỚI HÀNH VI TÀNG TRỮ, MUA BÁN, CHẾ BIẾN LÂM SẢN TRÁI PHÁP LUẬT

Mức tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó, cụ thể như sau:

- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;

- Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3 tương ứng với mức tiền phạt từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

- Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

- Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tương ứng với mức tiền phạt từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng;

- Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam tương ứng với mức tiền phạt từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng;

- Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác tương ứng với mức tiền phạt từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng.

Hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính như trên phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 232 (Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản) hoặc Điều 234 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã) hoặc Điều 244 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm) Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017./.

 

Phòng Tư pháp
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 7.172