Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Nỗi niềm giáo viên mầm non
False 15644Ngày cập nhật 22/11/2020

Nước lũ dâng lên nhanh khiến giáo viên các trường mầm non không kịp trở tay, đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy và học của cô trò bị hư hỏng và cuốn trôi.

Giờ học ngoại khóa của trẻ mầm non

Lúc mưa lụt ầm ầm, tôi nhận được tin nhắn của Hoa, một giáo viên dạy mầm non ở huyện Phong Điền, rằng em lo quá, mưa gió kiểu ni đồ dùng học tập của bọn trẻ sợ không còn. Trước khi lũ về, toàn bộ đồ dùng dạy học, đồ chơi, truyện tranh của trẻ đã được kê lên để phòng mưa ngập. Nhưng do nước lên quá nhanh, trường chỉ có dãy nhà cấp bốn nên không thể chống lại mưa lũ.

Lời an ủi của tôi không làm em nguôi ngoai bởi mới hôm trước thôi, cô, trò và cả phụ huynh nữa, góp công sức, vật liệu để làm rất đồ chơi cho các bé học theo chủ đề, chủ điểm. Cả cái phòng học xinh như trong thế giới cổ tích của bọn nhỏ rồi sẽ loang lổ, hư hỏng sau khi nước rút. Trẻ không có đồ chơi, cô giáo không có dụng cụ dạy học sẽ rất chán chị ạ. Tôi đọc qua tin nhắn nhưng vẫn cảm nhận được Hoa buồn đến mức nào.

Do ảnh hưởng của bão, mưa to kéo dài đã khiến các lớp học bị ngập sâu cả mét, hỏng các góc học tập và một số đồ chơi trong lớp và ngoài trời. Vì lực lượng mỏng, công tác vệ sinh trường lớp sau lũ ở các trường mẫu giáo gặp rất nhiều khó khăn. Theo bà Nguyễn Thị Huy, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Hương Trà, toàn thị xã có 17 trường mầm non trên địa bàn thiệt hại hơn 5 tỷ đồng, chủ yếu là sập tường rào, đồ điện gia dụng và đồ dùng phục vụ bán trú. Thế nên, có nhiều trường chưa tổ chức bán trú sau khi học sinh đi học trở lại.

Chưa về kịp để xem vườn rau của cô và trò Trường mầm non Sao Mai 1 (Quảng Điền) thì nay đã tan hoang. Cô Đặng Thị Kiều, Hiệu trưởng tiếc rẻ: Vườn rau của bé có đến hàng chục loại cây, cả giàn bầu, giàn bí rất đẹp mắt là nơi để cô và cháu khám phá hàng ngày. Chừ vườn tược không còn chi, đồ chơi ngoài trời cũng hư hỏng, truyện tranh cũng bị thấm ướt hết nên kế hoạch vui chơi ngoài trời của các cháu cũng phải thay đổi.

Lo nhất vẫn là nhiều trường thấp trũng, tủ bàn ghế, chăn màn đều bị cuốn trôi. Nhiều trường quạt máy, máy lọc nước, tủ lạnh, bếp ga.. cũng tan tành sau lũ. Những nhà quản lý ở bậc mầm non âu lo khi chén bát, ly tách, khăn mặt, dày dép... để phục vụ bán trú nay đã không còn. Nhà trường không biết lấy nguồn kinh phí ở đâu để mà xoay xở. Vận động phụ huynh đóng góp để mua đồ dùng cho các em trong lúc này, quả rất khó khăn.

Người đứng đầu của ngành giáo dục đã không khuyến khích phương án này. Thay vào đó, Sở GD&ĐT kêu gọi các nhà hảo tâm, tổng lực các nguồn hỗ trợ đưa về các trường mầm non. Chưa kể, các hỗ trợ về máy móc, cơ sở vật chất, sơ bộ mỗi em ở các vùng lũ sẽ phải mua sắm lại đồ dùng cá nhân khoảng 150.000 đồng/em để phục vụ bán trú. Khó khăn mấy cũng tìm cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho học sinh ở lại bán trú. Đó là quyết tâm của ngành giáo dục và cũng là giúp phụ huynh yên tâm để gửi trẻ đến trường.

Không đơn độc trong việc khắc phục hậu quả sau bão lụt, chính quyền địa phương, phụ huynh cùng đồng hành với giáo viên mầm non. Nhiều người đem đến hạt giống, cây con để làm lại vườn rau cho các bé; đem các nguyên liệu cũng như phụ giúp cô làm đồ chơi cho trẻ. Những cuốn truyện tranh, những đồ chơi trong lớp đã được các nhà hảo tâm tiếp sức, để các em được phát triển thể chất, trí tuệ đúng độ tuổi.

PHÒNG GD&ĐT

Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.920.893
Truy cập hiện tại 17.301