Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Định hướng, mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2017-2020
False 24633Ngày cập nhật 23/10/2018

Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Đề án phát triển nông nghiệp toàn diện giai đoạn 2016- 2020 và Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ 2014-2020. Cụ thể về giá trị sản xuất: Đến năm 2020 tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nông lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 493,6 tỷ đồng, tăng bình quân 7,12%/năm.

          Tăng cường vận động, hỗ trợ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hình các hợp tác xã và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Gắn hợp tác xã, doanh nghiệp với phát triển các sản phẩm chủ lực, hình thành các chuỗi sản xuất, liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu hàng nông sản, tổ chức kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm;

          Ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống, qui trình canh tác, phân bón, chế phẩm sinh học, sản xuất sản phẩm sạch, bảo quản nông sản, truy xuất nguồn gốc;

          Vận động và thực hiện các chính sách bảo hiểm nông nghiệp đối với các sản phẩm chủ lực để giảm thiểu rủ ro trong sản xuất; Đẩy mạnh ứng dụng các cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển để phục vụ kịp thời trồng lại hoặc chuyển đổi đối với diện tích cao su đến thời kỳ tái canh và diện tích trồng keo có tiềm năng nông nghiệp để có hiệu quả cao hơn.

2. Đề xuất danh mục sản phẩm chủ lực của địa phương

+ Cao su ổn định diện tích 3.000 ha, sản lượng mủ khô 4.200 tấn/năm;

+ Cam và cây có múi 300-400 ha, sản lượng 6.000-8000 tấn/năm;

+ Cây gấc nguyên liệu đạt 100-150 ha, sản lượng 2.000- 3.000 tấn/năm;

+ Chuối 150ha, sản lượng 3.000-3.300 tấn/năm;

+ Đàn bò 3.000-3.200con, tỷ lệ bò lai sind 80%; sản lượng thịt 440 tấn/năm;

+ Đàn lợn 28.000-30.000 con/năm, sản lượng thịt 2.200 tấn/năm;

+ Đàn gia cầm 400.000-500.000 con/năm; sản lượng thịt 500 tấn/năm;

Gỗ keo rừng trồng 6.100 ha, trong đó trồng tập trung 4.838 ha, rừng gỗ lớn 1.255 ha. Sản lượng 90-95 ngàn tấn/năm.

3. Đề xuất những giải pháp dài hạn, ngắn hạn có tính đặc thù

Tập trung xây dựng các chuỗi (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) gồm cao su, cam, chuối, dứa, rau xà lách xoong, lợn rừng lai, trứng gà kiến, mật ong, cá đặc sản, keo lấy gỗ. Thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất phù hợp, ưu tiên tích tụ ruộng đất ở các xã kinh tế mới, vận động các hộ gia đình có diện tích ít, sản xuất không có hiệu quả, không có điều kiện sử dụng đất nông nghiệp trả lại đất; thu hồi đất cánh đồng thôn 11 xã Hương Hòa khi hết hạn để bố trí đất cho hợp tác xã sản xuất hiệu quả cao hơn. Vận động các hộ gia đình tham gia hợp tác xã, cổ phần doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất qui mô lớn hơn; áp dụng cơ giới hóa thích hợp vào một số khâu để nâng cao năng suất lao động;

Tập tin đính kèm:
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 2.850