Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Tăng cường hiệu quả công tác đấu thầu và thúc đẩy áp dụng đấu thầu qua mạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
False 18416Ngày cập nhật 06/03/2020

Ngày 02 tháng 3 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản số 1525/UBND-XDCB về việc tăng cường hiệu quả công tác đấu thầu và thúc đẩy áp dụng đấu thầu qua mạng đáp ứng tiêu chí tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ và Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư thực hiện các nội dung sau:

I. Về đăng tải thông tin trong đấu thầu:

1. Thời gian đăng tải: Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng trên Hệ thống theo tiến độ tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và phù hợp với thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.

2. Đối với lựa chọn nhà thầu, trong quá trình đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phải đính kèm các tài liệu sau đây:

- Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá;

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá được phê duyệt.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư chủ động cung cấp và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác đối với các thông tin đã kê khai trên Hệ thống. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư kê khai không trung thực nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì bị coi là gian lận theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu.

II. Về đấu thầu qua mạng:

1. Năm 2020:

- Các chủ đầu tư, bên mời thầu phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm 2020 đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù. Khuyến khích áp dụng tối đa việc đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu có giá trị nằm ngoài hạn mức nêu trên.

- Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính chất đặc thù.

2. Năm 2021:

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;

- Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

3. Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025:

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.

4. Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 8 Điều 11 và Khoản 5 Điều 66 Luật đấu thầu thì việc sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả sẽ được nộp vào Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Các gói thầu đủ điều kiện thực hiện đấu thầu qua mạng trên Hệ thống: Hiện nay Hệ thống đã đáp ứng được việc triển khai đấu thầu qua mạng đối với những gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thỏa mãn điều kiện sau:

TT

Lĩnh vực

Phương thức đấu thầu

Loại hợp đồng

1

Hàng hóa

Một giai đoạn một túi hồ sơ

- Trọn gói

Một giai đoạn hai túi hồ sơ

- Trọn gói

2

Tư vấn

Một giai đoạn hai túi hồ sơ

- Trọn gói

- Theo thời gian

3

Phi tư vấn

Một giai đoạn một túi hồ sơ

- Trọn gói

- Theo giá cố định

- Theo giá điều chỉnh

4

Xây lắp

Một giai đoạn một túi hồ sơ

- Trọn gói

Một giai đoạn hai túi hồ sơ

- Trọn gói

- Theo giá cố định

- Theo giá điều chỉnh

6. Hiện nay hệ thống Đấu thầu Quốc gia tự động kiểm tra phân loại các gói thầu bắt buộc phải thực hiện đấu thầu qua mạng được quy định tại Điều 29 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT.

7. Đối với gói thầu thuộc hạn mức đấu thầu qua mạng được tổ chức lựa chọn nhà thầu sau ngày 31/01/2020 được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là không đấu thầu qua mạng, thì phải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu để đảm bảo phù hợp với lộ trình đấu thầu qua mạng tại Điều 29 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT.

8. Nghiêm túc thực hiện công tác đăng tải thông tin mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu lên trang thông tin mời thầu của tỉnh tại địa chỉ http://dauthau.thuathienhue.gov.vn.

Nội dung chi tiết của Thông tư nêu trên được đăng tải Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (http://www.mpi.gov.vn/) và của Trang thông tin mời thầu tỉnh Thừa Thiên Huế (https://dauthau.thuathienhue.gov.vn/).

III. Về tăng cường hiệu quả công tác đấu thầu, hạn chế tiêu cực, vi phạm:

1. Quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước; Chỉ thị số  03/CT-BKHĐT ngày 24/5/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đẩy lùi tình trạng tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu và Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 23/01/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện đầu tư công năm 2020.

2. Thường xuyên nắm bắt các thông tin, phản ánh, kiến nghị về các hành vi tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu để kịp thời xác minh. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và đăng tải công khai các hành vi vi phạm theo đúng quy định.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân: các huyện, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành phố Huế; Giám đốc các sở, ban ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật trong trường hợp để xảy ra vi phạm trong quản lý theo thẩm quyền.

Tập tin đính kèm:
TCKH
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 768