Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Bảo vệ thành quả chống dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế
False 13490Ngày cập nhật 16/10/2021
 - Chiều 12/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 9 tháng năm 2021 và đề  ra các giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm.

 

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội  9 tháng năm 2021; nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động, kiên quyết, kiên trì triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, vừa phòng chống, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ nhân dân vừa hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển KTXH.

Do đó, trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 41.412,77 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 5,12%. Đây là mức tăng khá so với các địa phương duyên hải miền Trung trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 5,22% so với cùng kỳ.  Kim ngạch xuất khẩu đạt 840,3 triệu USD, tăng 32,2%. Thu ngân sách nhà nước đạt 7.741,9 tỷ đồng, vượt 27,6% so với dự toán, tăng 25,4% so với cùng kỳ.

Riêng lĩnh vực du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, lượng khách du lịch đến địa phương giảm mạnh.

Tính đến ngày 30/9, giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh đạt 2.605 tỷ đồng, chiếm 55% kế hoạch vốn giao trong năm (trong đó ngân sách trung ương giải ngân đạt 64,5% ). Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp phép cho 27 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn 8 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 13.904 tỷ đồng .

Về việc triển khai Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, tại phiên họp lần thứ 4 ngày 11/10 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội cho phép Thừa Thiên Huế thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện Thừa Thiên Huế kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp; truy vết, phong tỏa diện hẹp, xét nghiệm, cách ly điều trị, dập dịch kịp thời. Tỉnh đã triển khai “Thẻ kiểm soát dịch bệnh” bằng mã QR quốc gia nhằm thống nhất các nền tảng công nghệ trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Đến 11/10, toàn tỉnh đã cấp 828.548 thẻ QR cho người dân, 1.511điểm giám sát đã được kích hoạt.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”. Nhiệm vụ những tháng cuối năm là hết sức nặng nề. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương phải quán triệt và thực hiện nghiêm, thống nhất quan điểm vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển KTXH. 

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác nhằm bảo vệ thành quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua. Ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Các sở ngành, địa phương tập trung đánh giá cụ thể mức độ tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với ngành, lĩnh vực và địa phương; xác định những thời cơ mới, động lực mới cho tăng trưởng, làm cơ sở xây dựng chương trình phục hồi và phát triển KTXH, đặc biệt là các kịch bản tăng trưởng năm 2022 theo hướng đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế theo ngành, lĩnh vực bảo đảm phù hợp và thích ứng với trạng thái bình thường mới. 

Tiếp tục giám sát tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh như bia, xi măng, dệt may, men frit, điện sản xuất... Quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, các dự án trọng điểm vừa mới đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách tỉnh.

Tỉnh cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 do Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng. Tổ sẽ chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19”.

Tập trung thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Xem xét cắt giảm, điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư đối với các dự án đến hết tháng 9/2021 vẫn chưa giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch giao đầu năm. Đẩy mạnh công tác thu ngân sách, chống thất thu ngân sách…

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương phải đặc biệt quan tâm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người nghèo, người khó khăn. Triển khai các cơ chế, chính sách tạo việc làm cho công dân trở về địa phương từ TPHCM và các tỉnh phía nam. 

(Chinhphu.vn)

Võ Thị Thanh Tuyền
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.890.455
Truy cập hiện tại 919