Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Công điện của Chủ tịch UBND huyện về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò
False 19791Ngày cập nhật 17/11/2020
ảnh minh họa

Thực hiện Công điện khẩn số 21/CĐ-UBND ngày 10/11/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò. Chủ tịch UBND huyện ban hành Công điện số 06/CĐ-UBND yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò.

 

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, từ giữa tháng 10/2020 đến nay lần đầu xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục trên gia súc tại 2 xã thuộc tỉnh Lạng Sơn (xã Quyết Thắng và xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng) và 1 xã thuộc tỉnh Cao Bằng (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang) với tổng số trên 147 con bò mắc bệnh, trong đó 11 con chết. Bệnh Viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu bò. Vi rút này không truyền bệnh cho người. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10-20%, tỷ lệ chết 01-05%. Hiện nay trên thế giới đã có vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Cục Thú y chỉ đạo các phòng, chức năng, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và các cơ quan liên quan tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và hướng dẫn sử dụng vắc xin. Trên cơ sở kết quả điều tra dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm nhiều gia súc của nhiều hộ chăn nuôi của tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng cho thấy, khả năng dịch bệnh Viêm da nổi cục đã xuất hiện và lây lan ở nhiều địa phương thuộc địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng; không loại trừ có khả năng dịch bệnh cũng có thể đã xuất hiện ở các địa phương khác nhưng chưa được phát hiện (do tình trạng người dân bán chạy bò bị bệnh, nghi bị bệnh). Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.

Để chủ động kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò. Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

1. UBND các xã, thị trấn

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với tình hình bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, không sử dụng gia súc không rõ nguồn gốc, sản phẩm gia súc chưa qua kiểm dịch.

- Hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.

- Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò, dê trên địa bàn xã khi có bệnh Viêm da nổi cục xảy ra; lưu ý ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, gia súc có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn xã.

- Khi phát hiện bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò xảy ra trên địa bàn xã báo cáo ngay với UBND huyện và các cơ quan chuyên môn (phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện) để tiến hành lấy mẫu gửi xét nghiệm, đồng thời phải khoanh vùng dịch, lập chốt tạm thời để kiểm soát bệnh để tránh lây lan ra diện rộng.

2. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp

- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật nhằm hạn chế dịch bệnh, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng đặc biệt là các chương trình, dự án liên quan đến cung cấp gia súc cho người dân nuôi trên địa bàn. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,… liên tục trong vòng 3 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.

- Khi gia súc có biểu hiện của bệnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục:

+ Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành hướng dẫn tổ chức cách ly, nuôi nhốt toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục tại các khu vực có gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

+ Tổ chức tiêu hủy toàn bộ gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục, hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã (đã có kết quả xét nghiệm dương tính) có biểu hiện lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục.

3. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

- Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh báo cáo UBND huyện và các ngành cấp trên để kịp thời chỉ đạo, xử lý.

4. Công an huyện, Phòng Kinh tế-Hạ tầng: Tăng cường kiểm tra các hoạt động lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật đặc biệt là công tác kiểm soát buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.

5. Phòng Văn hóa Thông tin; Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện

Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò.

Tập tin đính kèm:
Lê Minh Huân
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 1.550