Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Hướng dẫn phát hiện thư điện tử mạo danh cơ quan nhà nước (Phần 1)
False 12053Ngày cập nhật 23/07/2013

 Gần đây Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam phát hiện các trường hợp phát tán các thư điện tử mạo danh cơ quan nhà nước, cá nhân có uy tín nhằm tung các thông tin có nội dung sau trái, một số thư điện tử giả mạo còn chứa mã độc ẩn trong các tập tin đính kèm dưới dạng pdf, doc, exe gây mất an toàn thông tin nếu người nhận thư vô tình mở các tệp tin này.

 

1. Phương thức tạo thư giả mạo của tin tặc

Thông thường khi soạn và gửi thư điện tử, người gửi thư chỉ biên soạn nội dung, tiêu đề thư (title), địa chỉ nơi nhận, lựa chọn các tệp tin đính kèm, các thông tin còn lại khác sẽ do máy chủ gửi thư tự động cập nhật như: địa chỉ hòm thư nhận phản hồi khi thư bị trả lại (Return-Path); địa chỉ hòm thư tiếp nhận thư trả lại (Reply-To) và địa chỉ hòm thư người gửi (from).  Để đánh lừa người nhận tin, bước đầu tin tặc sẽ tìm cách tự biên soạn thư điện tử với các thông tin giả mạo về: địa chỉ hòm thư nhận phản hồi khi thư bị trả lại (Return-Path); địa chỉ hòm thư tiếp nhận thư trả lời (Reply-To) và địa chỉ hòm thư người gửi (from). Sau đó tin tặc sẽ tìm một máy chủ thư điện tử hoặc tự cài đặt một phần mềm gửi thư (MTA) không yêu cầu xác thực hòm thư người gửi để phát tán thư điện tử giả mạo tới người cần lừa đảo. 

2. Tìm hiểu nguồn gốc thật phát tán của thư điện tử

Trong nội dung thư điện tử gửi đến người nhận bao gồm các đầy đủ thông tin về: địa chỉ IP của máy gửi thư; địa chỉ hòm thư nhận; địa chỉ hòm thư nhận phản hồi khi thư bị trả lại (Return-Path); địa chỉ hòm thư tiếp nhận thư trả lời (Reply-To) và địa chỉ hòm thư người gửi (from); nội dung thư; Tiêu đề  thư; Các tệp tin đính kèm. Nhưng trong chế độ hiển thị thông thường (mặc định) để đơn giản hóa giao diện, hầu hết các chương trình duyệt thư điện tử chỉ hiện các thông tin: địa chỉ hòm thư tiếp nhận thư trả lời (Reply); Địa chỉ hòm thư người nhận; nội dung thư; tiêu đề thư; các tệp tin đính kèm và các thời gian liên quan. Các thông tin chi tiết về nguồn gốc của thư như: địa chỉ IP của máy gửi thư; địa chỉ hòm thư nhận phản hồi khi thư bị trả lại (Return-Path); địa chỉ hòm thư tiếp nhận thư trả lời (Reply-To) và địa chỉ hòm thư người gửi (from) được lưu trong phần đầu (header) của thư sẽ chỉ hiện thị chi tiết khi người nhận thư sử dụng các chức năng cho xem nguồn gốc (original) của thư hoặc xem nội dung phần đầu (header) của thư  (Chú ý: đối với mỗi trình duyệt và hệ quản trị thư điện tử khác nhau sẽ có những cách khác nhau để xem nguồn gốc của thư điện tử, tuy nhiên tất cả các phần mềm trên đều hỗ  trợ  chức năng show original). 

3. Phát hiện thư giả mạo

Qua phân tích các thư điện tử giả mạo đã gửi đến các cơ quan nhà nước trong thời gian vừa qua, có hai dấu hiệu chính để có thể phát hiện ra các thư giả mạo theo phương thức này là:

3.1. Khi mở xem nguồn gốc chi tiết của thư điện tử, địa chỉ hòm thư “Return-Path” không trùng với địa chỉ hòm thư người gửi đến (From). Hầu hết các thư điện tử được gửi từ các hệ thống thư điện tử của cơ quan nhà nước (có đuôi .gov.vn) đều có hai địa chỉ này trùng nhau.

3.2. Địa chỉ IP của máy chủ gửi thư không trùng với địa chỉ IP của hệ  thống thư  điện tử  thật nơi bị giả mạo là gửi thư điện tử. Hiện nay, các địa chỉ  IP giả mạo này thường  có nguồn gốc từ nước ngoài  trong khi địa chi IP các hệ  thống cơ quan nhà nước thường có địa chỉ IP trong nước.

Admin
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 21.571