Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Triển khai thực hiện Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn năm 2021
False 20294Ngày cập nhật 24/09/2021

UBND huyện Nam Đông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn năm 2021 trên địa bàn huyện theo lộ trình Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2020 của UBND huyện và Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện. 

 

Kế hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn năm 2021 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân, huy động sự tham gia của các tập thể, tổ chức, đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường tạo môi trường tạo cuộc sống ngày càng xanh - sạch - sáng và góp phần vào sự phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm, nhận thức của cộng đồng dân cư về thu gom xử lý chất thải, tiến đến cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững.

2. Yêu cầu

Các cơ quan, ban, ngành và UBND các xã, thị trấn được giao chủ trì, phối hợp phải thực hiện đảm bảo mục đích nội dung nhiệm vụ phân công tại kế hoạch này.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

- Xây dựng kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn, góp phần tôn tạo cảnh quan thông qua các hình thức: Tờ rơi, poster; chuyên mục truyền thanh, truyền hình, phóng sự; các hội thi vẽ/sáng tác/tìm hiểu kiến thức về về bảo vệ môi trường, xử lý rác thải trong học đường, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội; các mô hình tận dụng, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn;...

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phụ trách công tác quản lý chất thải; Thành lập các đội tuyên truyền viên về môi trường cấp xã; Tổ chức tham quan mô hình thu gom, xử lý chất thải.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, trách nhiệm, tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống, tầm quan trọng của việc phân loại chất thải tại nguồn và ý thức chấp hành, sức mạnh của cộng đồng, của các tổ chức, chính trị- xã hội trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong đó tập trung tuyên truyền đến từng hội viên, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã, thị trấn.

2. Đầu tư phương tiện, thiết bị thu gom, xử lý chất thải rắn

- Rà soát, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị chuyền dùng để phục vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

- Địa điểm bố trí các thùng chứa rác: Duy trì, ổn định các địa điểm bỏ thùng rác tại địa bàn các xã đã được thống nhất, chủ yếu tập trung tại vị trí trung tâm, các trục đường chính và khu dân cư. Nghiên cứu vị trí bố trí thùng chứa chất thải nguy hại để tổ chức thu gom, lưu giữ và xử lý đúng quy định.

- Quy hoạch, bố trí các điểm lưu giữ chất thải rắn xây dựng; xây dựng bãi chôn lấp rác xây dựng (tại Hương Phú).

- Nâng cấp, đầu tư các hạng mục bãi rác Hương Phú để nâng cao hiệu quả thu quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

3. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

- Tiếp tục thực hiện mô hình thu gom rác sinh hoạt bằng xe chuyên dụng; Đặt hàng đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh, đúng thời gian và lộ trình, tránh để ứ đọng rác làm ảnh hưởng đến cảnh quang môi trường; Chỉ đạo tăng cường vận chuyển trong các dịp Lễ/Tết.

- Trang cấp đầu tư phương tiện, dụng cụ thu gom rác; Bố trí, quản lý lực lượng thu gom vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn tăng cường phối hợp, thông tin, xử lý các vấn đề phát sinh trong thu gom, vận chuyển rác.

- Tăng cường giám sát, nghiệm thu công tác xử lý chôn lấp rác và nắm bắt/xử lý kịp thời các phản ánh từ cộng đồng dân cư trong hoạt động xử lý rác.

- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, nâng cấp, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, các hạng mục công trình tại bãi chôn lấp Hương Phú.

- Phối hợp với tổ chức chuyên môn thực hiện giám sát, kiểm định các hạng mục liên quan tới hoạt động của bãi chôn lấp và thực hiện quan trắc môi trường theo quy định.

- Khảo sát, lựa chọn phương án tổ chức thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn. Khuyến khích mô hình xã hội hóa công tác thu gom.

4. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại

- Khảo sát, bố trí các điểm lưu giữ chất thải rắn nguy hại (trước mắt là pin thải, linh kiện điện tử, bao vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng); đầu tư mới các phương tiện, vị trí lưu giữ chất thải nguy hại.

- Xây dựng cơ chế kêu gọi sự tham gia của nhân dân tiến tới xã hội hóa dịch vụ thu gom, xử lý và xây dựng đội ngũ tự quản bảo vệ môi trường trong các thôn, tổ dân phố.

- Rà soát, có chính sách hỗ trợ các cơ sở, cá nhân tham gia thu mua phế liệu tái chế, tái sử dụng trên địa bàn.

- Đặt hàng Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế thực hiện vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác đảm bảo đúng quy định; lồng ghép phối hợp với các đoàn kiểm tra về công tác môi trường để kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các sai phạm.

- Bố trí nhân lực, lực lượng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt; phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính theo theo quy định.

(Trích Kế hoạch 02/KH-UBND ngày 05/01/2021 của UBND huyện)

 

Tập tin đính kèm:
Võ Thị Thu Hà
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 6.524