Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển hợp tác xã lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030
False 36089Ngày cập nhật 14/04/2020

Ngày 10 tháng 4 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển hợp tác xã lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030.

Đề cương, nhiệm vụ cụ thể của Đề án như sau:

1. Tên đề án: Đề án Phát triển hợp tác xã lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030.

2. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Cơ quan lập đề án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).

4. Mục tiêu, nhiệm vụ đề án

4.1. Mục tiêu

4.1.1.Mục tiêu chung

- Củng cố tổ chức và hoạt động của các Hợp tác xã lâm nghiệp bền vững (HTX kiểu mới) theo Luật HTX năm 2012. Phát triển số lượng HTX, nâng cao chất lượng đảm bảo phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả. Thực sự đóng vai trò bà đỡ cho thành viên và hộ nông dân trong việc tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích rừng, tăng thu nhập, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Xây dựng các mô hình HTX lâm nghiệp bền vững kiểu mới, sản xuất theo chuỗi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ lực; phát triển thương hiệu, thu hút số đông hộ nông dân, các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa và các tổ chức tham gia HTX lâm nghiệp bền vững.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030 đạt 100% số xã có diện tích đất và rừng sản xuất từ 500 ha trở lên thành lập được HTX lâm nghiệp hoạt động bền vững, hiệu quả.

- Đến năm 2030 thành lập được từ 1 đến 2 Liên hiệp HTX lâm nghiệp hoạt động bền vững, hiệu quả.

- Đến năm 2030 có 100% HTX lâm nghiệp sử dụng giống cây lâm nghiệp tiêu chuẩn công nghệ cao, HTX thực hiện dịch vụ cơ giới hóa trong khâu làm đất, trồng rừng và khai thác gỗ, 100% HTX dịch vụ vận chuyển và sơ chế sản phẩm.

- Đến năm 2030 có 100% HTX lâm nghiệp tham gia các hợp đồng liên kết trong chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm ổn định và bền vững.

- Đến năm 2030 các Liên hiệp HTX được thành lập có chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm ổn định và bền vững.

4.2. Nhiệm vụ

- Nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan thông qua tuyên truyền, phổ biến về đường lối, pháp luật và chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ thực thi.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức quản lý, nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ HTX một cách thiết thực, hiệu quả.

- Xây dựng, phát triển mô hình điểm tại các huyện, thị; mỗi huyện, thị 01 mô hình để thu hút, lan tỏa và nhân rộng trên địa bàn (có phương án xây dựng và phát triển mô hình theo địa bàn thôn, xã cụ thể).

- Khoa học công nghệ nghiên cứu chọn, tạo và phát triển giống cây trồng lâm nghiệp ưu thế, phù hợp; rà soát quy trình sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng với chu kỳ phù hợp; phát triển trồng rừng gỗ lớn trên diện rộng.

- Phát triển cơ giới hóa sản xuất và chế biến gỗ trong HTX.

- Thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững để tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ bằng nội lực của hộ gia đình và HTX.

- Tổ chức và thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất - chế biến - thương mại lâm sản; xây dựng mô hình liên kết.

- Xúc tiến thương mại, tạo thị trường thương mại lâm sản ổn định, đa dạng và  bền vững.

-  Đưa công nghệ thông tin vào quản lý mọi mặt của HTX.

- Phát triển hình thức tổ chức Liên hiệp Hợp tác xã lâm nghiệp theo vùng sản xuất, địa lý và thị trường khi có điều kiện.

5. Phạm vi, đối tượng của đề án

5.1. Phạm vi: Trên địa bàn 4 huyện (Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới) và 02 thị xã (Hương Trà, Hương Thủy) tỉnh Thừa Thiên Huế.

5.2. Đối tượng: Các hợp tác xã lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Phương pháp xây dựng đề án

Thu thập thông tin; khảo sát hiện trường; tham vấn cộng đồng, hội thảo; tổng hợp, phân tích, đánh giá.

7. Nhiệm vụ thực hiện chủ yếu

7.1. Điều tra, thu thập thông tin xây dựng đề cương, nhiệm vụ

- Thu thập thông tin dữ liệu ban đầu phục vụ nhiệm vụ lập đề án.

- Xây dựng nhiệm vụ lập đề án.

- Xây dựng dự toán lập đề án và các nội dung đề xuất.

- Xây dựng các dự thảo văn bản trình phê duyệt.

7.2. Điều tra, khảo sát lập đề án

- Điều tra, khảo sát ở hợp tác xã:

+ Khảo sát lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan.

+ Điều tra sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngoài lâm nghiệp.

+ Điều tra tài sản và tài chính HTX.

+ Điều tra về nhu cầu và kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX của Trung ương và địa phương.

+ Điều tra về nội dung, nhu cầu và mức độ liên kết chuỗi trong sản xuất - chế biến - thương mại lâm sản.

+ Điều tra về trình độ, năng lực của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, Kế toán, Ban Kiểm soát và kiểm soát viên.

+ Điều tra một số tình hình cơ bản của hộ thành viên HTX.

- Điều tra thu thập thông tin dữ liệu của các ngành.

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát một số HTX lâm nghiệp.

- Đánh giá, nhận định chung về tình hình phát triển HTX lâm nghiệp giai đoạn 2015-2019.

- Định hướng phát triển lâm nghiệp.

- Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện đề án.

- Phân tích hiệu quả kinh tế và dự trù kinh phí thực hiện đề án.

- Tham vấn ý kiến các hợp tác xã và tổ chức hội thảo.

8. Nội dung của đề án

Mở đầu

- Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Hợp tác xã (HTX) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2020-2030.

- Tình hình chung về phát triển HTX lâm nghiệp (thời điểm từ sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 được ban hành) của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Sự cần thiết xây dựng Đề án “Phát triển hợp tác xã lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030”.

Phần thứ nhất: Cơ sở xây dựng đề án

- Khái quát tình hình, đặc điểm tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Tình hình, đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Vai trò, vị trí, tỷ trọng của sản xuất nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

+ Vai trò vị trí của sản xuất lâm nghiệp trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển nông thôn mới; đặc biệt đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực trạng phát triển lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 5 năm 2015-2019.

+ Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh.

+ Hiện trạng về giao đất, giao rừng (sản xuất, phòng hộ, đặc dụng).

+ Hiện trạng về sản xuất lâm nghiệp.

+ Hiện trạng về chế biến và thương mại lâm sản.

+ Hiện trạng về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

- Thực trạng phát triển hợp tác xã lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 5 năm 2015-2019.

+ Các văn bản pháp lý chủ yếu để phát triển HTX nói chung và lâm nghiệp làm cơ sở đánh giá.

+ Hiện trạng Hợp tác xã lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Đánh giá, nhận định chung về tình hình phát triển HTX lâm nghiệp giai đoạn 2015-2019.

Phần thứ hai: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển hợp tác xã lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030

- Cơ hội và thách thức.

+ Cơ hội.

+ Thách thức.

- Mục tiêu.

+ Mục tiêu chung.

+ Mục tiêu cụ thể.

- Nhiệm vụ.

- Giải pháp.

+ Về nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện đối với các cấp, ngành, đoàn thể, hội, cán bộ và nhân dân.

+ Về đất đai và rừng.

+ Về phát triển và sử dụng nhân lực.

+ Chính sách về tài chính, tín dụng trong hỗ trợ đầu tư và phát triển HTX: Đảm bảo nguồn lực, thực hiện đúng, đủ theo các quy định hiện hành của Trung ương và tỉnh.

+ Về phát triển liên kết chuỗi sản xuất, sản phẩm.

+ Về khoa học và công nghệ.

+ Về xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

+ Về hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất và phát triển chế biến lâm sản.

+ Về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

+ Nghiên cứu, thí điểm thực hiện việc bảo hiểm rừng trồng trong nội bộ HTX lâm nghiệp.

+ Tăng cường nhân lực, nguồn lực cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp về kinh tế hợp tác.

+ Phát huy vai trò của Hội Chủ rừng phát triển bền vững của tỉnh trong việc tuyên truyền vận động, tập hợp thành viên và tham gia xây dựng, phát triển HTX lâm nghiệp bền vững.

+ Đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế chính sách thúc đẩy HTX lâm nghiệp phát triển.

- Hiệu quả đề án.

+ Về kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng trưởng GRDP lâm nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng thu nhập cho lao động làm nghề rừng.

+ Về xã hội: Tạo nhiều việc làm cho lao động tại chỗ và thu hút lao động về nông thôn, miền núi; góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển nông thôn mới.

+ Về môi trường: Đảm bảo môi trường xanh, bồi bổ và bảo vệ đất đai, nguồn nước; lưu giữ các bon, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện

- Phân công trách nhiêm.

+ Phân công nhiệm vụ của các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

+ Phân công nhiệm vụ của UBND các huyện, thị xã và thành phố.

- Tiến độ thực hiện.

+ Giai đoạn 2020-2025 (có chi tiết hằng năm/địa bàn huyện, thị xã, thành phố).

+ Giai đoạn 2025-2030 (có chi tiết hằng năm/địa bàn huyện, thị xã, thành phố).

Phần thứ tư: Kiến nghị, kết luận

- Kiến nghị.

- Kết luận.

9. Sản phẩm của đề án

- Đề án Phát triển hợp tác xã lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030.

10. Đơn vị lập đề án, thời gian thực hiện

- Đơn vị lập đề án: Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành vào tháng 8 năm 2020.

11. Kinh phí xây dựng đề án: Nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Tổng khái toán kinh phí xây dựng đề án: 120.700.000 (đồng).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán chi tiết xây dựng đề án gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định./.

TCKH
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 1.511