Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông năm 2020
False 35710Ngày cập nhật 12/12/2019

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, mục tiêu chủ yếu của năm 2019 là: Khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng bền vững; làm tốt công tác thúc đẩy đầu tư, huy động và lồng ghép tốt các nguồn lực; khuyến khích phát triển công nghiệp - TTCN, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, các ngành công nghiệp giải quyết nhiều việc làm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với cây, con chủ lực; nâng cao chất lượng các lĩnh vực xã hội, đời sống nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV.

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực năm 2020 như sau:

I. Các chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2020

1. Ch tiêu kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất tăng: 10-11%.

Trong đó: 

+ Công nghiệp - Xây dựng tăng: 7,7%.

+ Nông - lâm - ngư nghiệp tăng: 5,8%.

+ Dịch vụ tăng: 18,5%.

- Thu nhập bình quân đầu người: 39,9 triệu đồng.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 4.500 tấn.

- Tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn: 455 tỷ đồng.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 25,5 tỷ đồng.

2. Ch tiêu xã hi

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,58%.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới quốc gia: 4,65%.

- Đào tạo lao động: 520 người.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới: 10%.

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là 95%.

- Lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là: 20,23%.

- Xuất khẩu lao động: 40 người

3. Ch tiêu môi trường

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý: 95%.

- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch: 74%.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng: 83,4%.

4. Ch tiêu xây dng nông thôn mi

- 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

II. Lĩnh vực kinh tế

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là 425,61 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), tăng 5,8% so với cùng năm 2019.

a) Sản xuất lương thực

- Diện tích gieo cấy lúa nước 645ha (trong đó: vụ Đông xuân 350ha, vụ Hè thu 295ha); phấn đấu năng suất bình quân cả năm đạt 53 tạ/ha. Trồng ngô với diện tích 270 ha/năm, trong đó vụ Đông Xuân 180ha, vụ Hè thu 90 ha; phấn đấu năng suất bình quân đạt trên 40tạ/ha.

- Các địa phương chủ động xử lý những diện tích nhiễm phèn nặng; tận dụng phân hữu cơ hiện có, khuyến khích sử dụng phân viên, bón phân đúng quy trình kỹ thuật cho cây lúa. Chủ động thực hiện các biện pháp chống hạn, điều tiết nguồn nước hợp lý, chuyển đổi diện tích ruộng thiếu nước sang trồng ngô, đậu các loại.

- Thường xuyên theo dõi, dự tính, dự báo để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chỉ đạo thu hoạch cây màu ở những nơi có điều kiện, ưu tiên thu hoạch trước ở những vùng thấp trũng, dễ ngập nước. Tiếp tục khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây hoa màu, lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế cao để phát triển trong thời gian tới.

b) Kinh tế vườn

- Tập trung đẩy mạnh phong trào chăm sóc, lập vườn để nâng cao giá trị kinh tế vườn năm 2020 đạt 46 triệu đồng/ha/năm. Tiếp tục triển khai Dự án phát triển cam Nam Đông, trồng chuối đặc sản, dứa Cayen.

- Chú trọng định hướng lập vườn từng hộ phù hợp với quy hoạch; xây dựng vườn mẫu để người dân học tập nhân rộng; tiếp tục vận động tổ chức gieo ươm cây giống phục vụ lập vườn; tích cực tìm kiếm liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất các sản phẩm có tiềm năng lợi thế.

c) Cây cao su: Ổn định diện tích cao su hiện có, đưa vào khai thác 2.450ha, sản lượng mủ nước dự kiến đạt 11.500 tấn. Đẩy mạnh chăm sóc, bón phân trên toàn bộ diện tích cây cao su; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, quản lý việc thu mua của các đơn vị thu mua trước và sau mùa vụ khai thác, vận động người dân không chặt bán vườn cây cao su.

b) Chăn nuôi và thủy sản: Nâng cao chất lượng đàn trâu bò, vận động nhân dân tái đàn lợn khi hết dịch tả lợn châu phi, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm, tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh mô hình gà thả vườn, chăn nuôi lợn dưới tán rừng, gia trại lợn rừng, trại nuôi ong và các vật nuôi có giá trị khác. Tăng cường các biện pháp để dập tắt Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh nguy hiểm khác không để lây lan thêm, làm tốt công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật; thực hiện tốt công tác tiêm phòng. Phấn đấu phát triển đàn trâu 1.600 con, ổn định đàn bò 3.000-3400 con, tỷ lệ bò lai chiếm 65%; tái đàn lợn 20.000 con/năm, trong đó đàn lợn nái 1.100 con; đàn gia cầm 300.000 con/năm; chuồng trại đảm bảo yêu cầu đạt 100%. Duy trì diện tích nuôi cá nước ngọt 60ha, phấn đấu sản lượng nuôi trồng đánh bắt thủy sản đạt 250 tấn, trong đó nuôi trồng 200 tấn.

c) Lâm nghiệp: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ, vận động nhân dân tăng diện tích trồng rừng gỗ lớn. Triển khai trồng lại rừng sau khai thác, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng; triển khai Phương án thực hiện Chỉ thị 65/2015/CT-UBND của UBND tỉnh trên địa bàn huyện. Hướng dẫn nông dân sử dụng giống keo chất lượng cao để tăng năng suất rừng trồng; tăng cường công tác quản lý chất lượng giống lâm nghiệp.

2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng

a) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp là 249,08 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước. Mở rộng và nâng cao năng lực các ngành nghề hiện có; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; tổ chức tốt việc thu mua mủ cao su. Thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn, hỗ trợ mặt bằng tại các Cụm công nghiệp, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thu ngân sách, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Thực hiện tốt công tác khuyến khích đầu tư, công tác khuyến công, từng bước tạo chuyển biến trong phát triển công nghiệp - TTCN.

b) Đầu tư – xây dựng cơ bản: Tổng nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn dự kiến là 455 tỷ đồng. Huy động, lồng ghép tốt các nguồn lực đầu tư gắn với việc chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới. Quản lý tốt công tác đầu tư xây dựng, nhất là trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, làm nhà không đúng giấy phép đã cấp và trên đất nông nghiệp, quản lý quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng, tiến độ thi công các công trình, thường xuyên đôn đốc công tác nghiệm thu, giải ngân, thanh quyết toán đúng quy định. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

3. Dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, phấn đấu đưa giá trị sản xuất đạt 518,91 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động các loại hình dịch vụ; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương nghiệp, đảm bảo ổn định thị trường, giá cả. Khai thác tốt các điểm du lịch sinh thái, tạo ra nhiều hình thái dịch vụ du lịch có dấu ấn đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Cơ tu; liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ, nhất là những dịch vụ còn thiếu như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Làm việc với doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Thác Mơ, Thác Trược đẩy nhanh tiến độ thi công dự án để đưa vào khai thác.

4. Tài nguyên, môi trường: Gắn việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, sinh thái; chống ô nhiễm, suy thoái môi trường; tăng cường quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản; tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy, từng bước chống sạt lở ven khe suối; thường xuyên quan tâm công tác vệ sinh, môi trường, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt. Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phấn đấu đạt tỷ lệ cấp mới đạt 98%. Tăng cường xử lý các trường hợp sử dụng đất sai mục đích quy định; làm tốt công tác công tác giải phóng mặt bằng; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Ngày Chủ nhật xanh.

5. Tài chính - ngân sách: Thực hiện thu ngân sách đúng luật, kịp thời, chống thất thu. Chú trọng các lĩnh vực có số thu lớn, làm việc các doanh nghiệp ngoài địa bàn để thu đủ thuế vãng lai không để thất thoát, chậm nộp. Tập trung thu nợ đọng thuế các năm trước; không để nợ đọng phát sinh; nghiên cứu tạo các nguồn thu mới; tăng cường công tác thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn; phấn đấu tổng thu năm 2020 ước đạt 25,5 tỷ đồng. Thực hiện tiết kiệm chi, kiểm soát chi chặt chẽ, đảm bảo hoạt động bộ máy hành chính địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.

III. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

1. Giáo dục - đào tạo: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa lớp 1 vào năm học 2020-2021. Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2021”. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, chất lượng mũi nhọn; tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; tăng cường công tác “dạy người”. Phấn đấu huy động học sinh trong độ tuổi đạt tỷ lệ cao và hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tích cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

2. Y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; chú trọng công tác phòng chống các dịch bệnh tại địa phương, tập trung các nguồn lực để dập dịch sốt xuất huyết trên địa bàn không để phát sinh thêm; nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng; các hoạt động truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3; vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

3. Văn hóa - thông tin: Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cấp tỉnh; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống cấp huyện. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các hoạt động nhằm bảo tồn nét đẹp, văn hóa của đồng bào các dân tộc. Nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương; làm tốt công tác tiếp, phát sóng, phát huy hệ thống truyền thanh ở các xã, thị trấn.

4. Công tác xã hội và đời sống nhân dân: Huy động, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu giảm hộ nghèo còn 4,65%; chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm nhất là công tác xuất khẩu lao động, phấn đấu đưa 40 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Tranh thủ vốn từ các chương trình dự án, các tổ chức để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở và các chương trình, chính sách khác liên quan...

5. Công tác dân tộc, tôn giáo: Triển khai thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia; triển khai thực hiện Đề án theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.

IV. Lĩnh vực Quốc phòng - An ninh - Nội chính

1. Quốc phòng: Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn. Bảo đảm tốt công tác hậu cầu, kỹ thuật phục vụ huấn luyện, diễn tập, nhiệm vụ sẵn sàn chiến đấu; quản lý, khai thác tốt các công trình quốc phòng, khu quân sự. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ như: công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2020; kế hoạch diễn tập chỉ huy tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa; kiện toàn lực lượng DQTV, DBĐV; nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao; kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh...

2. An ninh: Thực hiện tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nắm chắc tình hình an ninh trật tự từ cơ sở đảm bảo không để bị động bất ngờ; triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, môi trường; nâng cao chất lượng hiệu quả điều tra, khám phá, xử lý tội phạm. Tuyên truyền, hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ, công tác tuần tra kiểm soát giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn; chú trọng công tác quản lý cư trú; tăng cường công tác phối hợp kiểm tra phòng cháy chữa cháy; tăng cường nắm bắt tình hình tệ nạn trên địa bàn để có biện pháp xử lý; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Công tác tư pháp, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư và phòng chống tham nhũng

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các Luật mới ban hành; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản QPPL; kịp thời triển khai công tác kiểm tra văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòa giải, trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, thực hiện đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, chú trọng công tác tự kiểm tra và sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể, địa phương; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư, góp ý kịp thời những tồn tại, vướng mắt ngay từ cơ sở.

Tiếp tục triển khai kế hoạch phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tạo sự chuyển biến trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cán bộ.

4. Công tác nội vụ, cải cách hành chính

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của một số cơ quan, đơn vị; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã do sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ; triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, gắn với thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Đề án tinh giản biên chế đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tổ chức đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã; đẩy mạnh kiểm tra, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; giải quyết các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

VI. Các chương trình trọng điểm cần tập trung chỉ đạo

        1. Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện

Nâng cao nhận thức của nhân dân đối với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất các sản phẩm chủ lực có lợi thế của địa phương, nâng cao giá trị sử dụng đất, liên kết giữa hộ gia đình với hợp tác xã và doanh nghiệp, áp dụng qui trình sản xuất nông nghiệp tốt, đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp theo đúng pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất. Tập trung các nguồn vốn để hỗ trợ sản xuất các sản phẩm chủ lực, các nông đặc sản, nghiên cứu hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng các nhản hiệu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.

2. Chương trình xây dựng nông thôn mới - giảm nghèo bền vững

Huy động, lồng ghép hợp lý các nguồn lực để đầu tư theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tập trung đầu tư các công trình thiết yếu liên quan đến các tiêu chí chưa đạt chuẩn, hỗ trợ nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xóa nhà tạm; ưu tiên đầu tư cho các xã theo lộ trình để đạt tiêu chí nông thôn mới. Huy động tốt các nguồn lực trong dân để đầu tư sản xuất, môi trường, đóng góp trong xây dựng kết cấu hạ tầng và công tác giải phóng mặt bằng. Tập trung chỉ đạo xã rà soát các tiêu chí nông thôn mới, chú trọng các xã trong lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và các xã đã đạt nhưng một số tiêu chí không còn đủ chuẩn, các tiêu chí thuộc trách nhiệm của chính quyền xã và người dân để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

3. Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học trong các cấp học, ngành học. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trang cấp đồng bộ hóa, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu dạy, học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, có nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc thực hiện các nghị quyết, đề án về lĩnh vực giáo dục và đào tạo để nâng cao tỷ lệ huy động  giảm số lượng học sinh bỏ học giữa chừng . Đẩy mạnh  công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập, nâng cao hoạt động của Hội khuyến học.

4. Chương trình cải cách hành chính (Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC).

Các cấp, các ngành cần tập trung, xây dựng  nhiều giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2021 và những năm tiếp theo đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở đạt chuẩn trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, có phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, góp phần thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của huyện ngày càng trong sạch, vững mạnh. Triển khai thực hiện tốt Đề án xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Trung tâm Hành chính công huyện, phát huy tốt vai trò, hiệu quả trong công tác CCHC, nhằm xây dựng một nền hành chính hiệu lực và hiệu quả.

VI. Một số giải pháp chủ yếu

1. Nhóm giải pháp về kinh tế

1.1. Về lĩnh vực nông nghiệp

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã sản xuất đã hình thành; tiếp tục vận động, hướng dẫn thành lập mới hợp tác xã ở những địa phương có điều kiện; vận động nhân dân, doanh nghiệp thực hiện Đề án cam, trồng chuối đặc sản, dứa Cayen theo kế hoạch; nghiên cứu xây dựng các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

Tiếp tục triển khai “Đề án phát triển nông nghiệp toàn diện giai đoạn 2016-2020” theo định hướng tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị; Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2014-2020.

1.2. Về lĩnh vực công nghiệp –TTCN, xây dựng

Tuyên truyền vận động các lao động nhàn rỗi trên địa bàn tham gia học nghề và vào làm việc ở nhà máy Kimsora. Làm việc với cấp có thẩm quyền để hỗ trợ các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn bằng các chính sách hỗ trợ ưu đãi của tỉnh.

Tranh thủ các nguồn vốn mục tiêu của cấp trên và các nguồn huy động khác để đầu tư phát triển; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thi công; tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

1.3. Lĩnh vực tài nguyên môi trường: Tiếp tục chỉ đạo để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, khoáng sản; quản lý chặt chẽ việc san lấp mặt bằng ở các hộ gia đình, cá nhân; thực hiện kè, chắn hai bên sông suối ơ những điểm có nguy cơ sạt lỡ, khơi thông dòng chảy ở một số vị trí xung yếu, bồi lấp. Đề xuất các điểm mỏ khai thác tập trung để đưa vào khai thác đúng quy định. Quy hoạch các điểm dân cư nông thôn để chuyển đổi mục đích sử dụng đất đảm bảo nhu cầu về đất ở của người dân.

1.4. Lĩnh vực tài chính – ngân sách: Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, điều hành thu chi ngân sách. Triển khai các đề án chống thất thu thuế trên các lĩnh vực, đặc biệt là thuế vãng lai; nghiên cứu tham mưu các biện pháp xử lý nợ đọng thuế và thu hồi nợ đọng thuế; đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác thu. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản chi; cấp phát ngân sách kịp thời, đảm bảo theo quy định của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra gắn với việc hướng dẫn nghiệp vụ, xuất toán các khoản chi sai chế độ chính sách.

2. Nhóm giải pháp về văn hóa - xã hội

2.1. Về lĩnh vực giáo dục – đào tạo: Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng trường học; tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư phòng học, từng bước xây dựng các hạng mục phụ trợ; đầu tư đáp ứng cơ bản các trang thiết bị dạy học. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể các cấp để huy động, duy trì số lượng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2. Về lĩnh vực y tế, dân số: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm tốt công tác chăm sóc cứu chữa tại chỗ, giảm chuyển viện lên tuyến trên; thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình để hạn chế việc sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

2.3. Về lĩnh vực văn hoá: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và công tác gia đình. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân tham gia xã hội hóa trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa và tổ chức các hoạt động TDTT. Tăng cường công tác quảng bá du lịch và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác, đầu tư du lịch trên địa bàn.

2.4. Về lĩnh vực xã hội: Khảo sát thực trạng nguồn lao động, ngành nghề, đi đôi với dự báo tình hình phát triển để có kế hoạch đào tạo sát nhu cầu; liên kết với các doanh nghiệp tiến hành đào tạo nghề. Bám cơ sở nắm bắt kịp thời tình hình đời sống nhân dân; thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiên tai, bão lũ có nguy cơ thiếu đói, tái nghèo. Quan tâm đến các hộ gia đình chính sách, thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

2.5. Về lĩnh vực tôn giáo: Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn cần kịp thời nắm chắt tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng.

3. Nhóm giải pháp chỉ đạo điều hành

Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV để tập trung chỉ đạo, thực hiện điều hành có trọng tâm, quyết liệt, dứt điểm, chú trọng các giải pháp:

- Phát huy ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực thi công vụ; chống mọi biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại gắn với công tác kiện toàn các tổ chức nhằm tăng hiệu quả quản lý, đồng thời tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Đẩy mạnh phong trào thi đua, khen thưởng.

- Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; phát huy tác dụng tích cực trang thông tin điện tử huyện và cấp xã để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, giới thiệu hình ảnh, thế mạnh của huyện nhằm thu hút đầu tư phát triển.

- Thường xuyên sâu sát cơ sở; làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại, lắng nghe và giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Chú trọng công tác thanh, kiểm tra, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ, phát hiện những sai sót trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành để chấn chỉnh uốn nắn kịp thời.

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, UBND các xã, thị trấn, các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành lĩnh vực được phân công./.

TCKH
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 78