Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2021 và những năm tiếp theo
False 46004Ngày cập nhật 25/04/2016

1. MỤC TIÊU    

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở; phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người được quy hoạch giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị, có phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn; góp phần thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của huyện ngày càng vững mạnh.

2. CHỈ TIÊU

a) Về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức quản lý nhà nước

Cấp huyện:

100% cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên.

100% viên chức lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn đại học trở lên.

Trên 70% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; 20% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.

100% viên chức lãnh đạo, quản lý và viên chức được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ngành Giáo dục  và Đào tạo được bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục.

Từ 50% đến 70% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện có chứng chỉ tiếng dân tộc Cơtu, tiếng Anh.

Trên 80% cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ  đạt khung năng lực chuẩn A1 trở lên hoặc chứng chỉ B trở lên.

100% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ tin học A trở lên.

Từ 70% đến 80% công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ hằng năm.

Cấp xã:

100% cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên.

100% công chức có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên phù hợp với vị trí theo chức danh công tác; trong đó có trên 50% được đào tạo chuyên môn cao đẳng và đại học.

Trên 80% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

80% cán bộ, công chức có ngoại ngữ trình độ B trở lên.

Trên 90% cán bộ, công chức có trình độ tin học A trở lên.

Từ 70% đến 80% cán bộ, công chức được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo định kỳ hằng năm.

b) Về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Cấp huyện:

100%  cấp trưởng phòng và tương đương được đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

100% Phó trưởng phòng và tương đương được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

100% công chức, viên chức trong diện quy hoạch được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Cấp xã:

100% cán bộ chuyên trách được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Trên 50% công chức được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

c) Về chuyển đổi vị trí

Thực hiện chuyển đổi trên 50% vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc đối tượng theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

d) Về điều động

Điều động từ 2-3 cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện.

50% công chức địa chính, tài chính - ngân sách các xã, thị trấn được điều động sang các xã, thị trấn trong huyện.

e) Về thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ

Thực hiện tinh giản ít nhất 10% tổng biên chế công chức, viên chức của huyện theo tinh thần Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

100% công chức, viên chức không đạt chuẩn đều được đưa vào lộ trình để thực hiện tinh giản biên chế (trừ trường hợp trong độ tuổi tự giác đi học để đạt chuẩn về trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm).

3. NHIỆM VỤ

a) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ưu tiên những người chưa đạt chuẩn; Tăng cường xin tỉnh mở các lớp đại học, trung cấp chuyên môn, trung cấp lý luận chính trị tại chức tại huyện. Chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp và liên kết với các cơ sở đào tạo mở lớp tại huyện, để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập; đồng thời gửi cán bộ đi đào tạo về chính trị, chuyên môn tại các Học viện, trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh. 

b) Công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Thực hiện nghiêm Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức trong tuyển dụng công chức, viên chức; trước mắt, tập trung tuyển dụng công chức, viên chức đảm bảo theo chỉ tiêu biên chế, có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, sở trường phù hợp với vị trí việc làm; coi trọng chất lượng tuyển dụng đầu vào, theo hướng phải đạt chuẩn và vượt chuẩn. Chú trọng việc tiếp nhận sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy để tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho cơ sở.

c) Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; Thực hiện có hiệu quả việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo định kỳ hàng năm; trong đó, chú trọng đến việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thẩm quyền đánh giá công chức, viên chức thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức. Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của công chức, viên chức coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.

d) Công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí công chức, viên chức

Thực hiện nghiêm quy trình đề bạt, bổ nhiệm do Đảng, Nhà nước hướng dẫn; việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp trên phải qua chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cấp dưới; việc sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy hoạch, chuyên ngành, chuyên môn được đào tạo, đúng năng lực sở trường công tác.

Đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức; trước mắt thực hiện việc luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức phục vụ cho công tác chuẩn bị nhân sự bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021; Thường xuyên thực hiện công tác điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức; Tiến hành rà soát thực trạng viên chức sự nghiệp giáo dục có kế hoạch điều động, chuyển đổi vị trí đảm bảo theo quy định.

e) Đầu tư cơ sở vật chất

Tập trung huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung, trang bị mới các thiết bị phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Chú trọng đầu tư sữa chữa, nâng cấp phòng tiếp nhận và trả kết quả tập trung của huyện và các xã, thị trấn. Huy động mạnh các nguồn ngân sách (nguồn ngân sách của Nhà nước, Ngân sách tiết kiệm của các cơ quan, đơn vị và kêu gọi đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước) để đầu tư trang thiết bị làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức; tiến hành đầu tư xây dựng mới, hoặc sữa chữa nâng cấp kho lưu trữ của huyện.

f) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức phải lập kế hoạch công tác cá nhân trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình và kế hoạch công tác hàng năm, hàng tháng của cơ quan, đơn vị. Đối với kế hoạch công tác hàng năm, hàng tháng của các cơ quan, đơn vị phải tiên lượng các yếu tố tác động, ảnh hưởng cũng như các công việc được giao đột xuất, bổ sung để có phương án thực hiện kịp thời. Trên cơ sở bản mô tả công việc, kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức xây dựng kế hoạch tháng và kế hoạch tuần của cá nhân để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.

4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

a) Giải pháp về nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Hàng năm, UBND huyện tiến hành rà soát nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn để xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức đảm bảo tuyển đúng, tuyển đủ. Từng bước thực hiện việc thi tuyển viên chức vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp và công chức cấp xã.

Tiến hành xây dựng kế hoạch điều động, chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức; trước mắt, thực hiện việc điều động, sắp xếp lại vị trí việc làm của viên chức; thực hiện điều động một số công chức địa chính - xây dựng và nông nghiệp, công chức tài chính - ngân sách của 11 xã, thị trấn; Trong những năm tiếp theo, tiến hành điều động, chuyển đổi vị trí hợp lý của các công chức, viên chức theo quy định.

Đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá cán bộ phải đảm bảo khách quan, khoa học, phản ánh đúng với năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức; phát huy tối đa khả năng thực thi công vụ, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức.

Cán bộ, công chức phải sử dụng thành thạo hộp thư điện tử mà UBND tỉnh đã cấp cho từng người và phần mềm quản lý văn bản điều hành của UBND huyện; thực hiện tốt việc trao đổi công tác nội bộ, đánh giá kết quả làm việc và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên mạng thông tin; các thủ tục hành chính liên quan tới cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản; 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan HCNN được thực hiện trên mạng điện tử; tiến hành nâng cấp trang Web của UBND huyện và xây dựng mới trang Web của UBND các xã, thị trấn.

b) Giải pháp về chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức

Thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch và thanh tra, kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính; các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc phù hợp với yêu cầu về cải tiến lề lối làm việc. Nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị, triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác.

Nghiêm khắc thực hiện văn hóa công sở; dự họp đúng thành phần, không cử người khác đi thay khi chưa có sự đồng ý của cơ quan chủ trì, dự họp phải nghiêm túc; kiên quyết giảm số lượng, nâng cao chất lượng các cuộc họp, hội nghị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc chỉ đạo, điều hành.

Lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải trực tiếp khảo sát thực tế, đối thoại trực tiếp, lắng nghe và giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách, không ủy quyền cho cấp dưới; đồng thời, xử lý nghiêm các đơn vị có cán bộ thuộc quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, kết quả làm việc không trung thực, không khách quan, không chấp hành chỉ đạo của Thủ trưởng.

c) Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với bố trí, sử dụng sau đào tạo và phải theo chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong từng thời kỳ; xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu có năng lực đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện.

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và mục tiêu của Đề án này, mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016-2021 của địa phương, đơn vị mình.

d) Giải pháp về cơ chế, chính sách

Kịp thời ban hành và thực hiện tốt Quy chế về luân chuyển, điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí của công chức, viên chức; sửa đổi, bổ sung quy định tạm thời về chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; nghiên cứu ban hành chính sách thu hút bảo đảm đủ mạnh, hấp dẫn để thu hút cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại huyện, đồng thời tạo động lực cho cán bộ, công chức tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng, ban hành chính sách phù hợp hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái nhằm nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức.

e) Giải pháp về nguồn lực tài chính

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước chi trả hoặc kinh phí tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tập tin đính kèm:
Ban biên tập
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.918.261
Truy cập hiện tại 15.004