Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở Nam Đông
False 41459Ngày cập nhật 09/04/2013

  Cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, huyện Nam Đông tiếp tục tăng cường chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ khi cây cau, cao su đưa vào khai thác, huyện Nam Đông đã tập trung kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, vận động người dân địa phương đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến mủ cao su và cau khô xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Sau khi tìm hiểu thị trường huyện đã hỗ trợ một số hộ dân thành lập cơ sở chế biến cau khô xuất khẩu. Năm đầu tiên 2002 chỉ có 1 lò ở xã Hương Lộc, đến nay toàn huyện có trên 10 lò chế biến tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập bình quân mỗi tháng từ đến 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/người. Tính riêng năm 2012 các cơ sở chế biến trên 170 tấn cau khô xuất khẩu sang thị trường các nước.

Sấy cau khô xuất khẩu ở Hương Lộc

Những năm gần đây, Công ty cổ phần cao su Thừa Thiên Huế đầu tư trên 5 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp Nhà máy chế biến mủ cốm tại xã Hương Phú, nâng công suất lên 3.000 tấn sản phẩm/năm, năm 2012 đạt 740 tấn mủ cốm, doanh thu 35,5 tỷ đồng. Việc đầu tư nhà máy chế biến mủ cốm còn tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động trên địa bàn. Năm 2012, diện tích cao su toàn huyện đưa vào khai thác đến thời điểm cuối năm khoảng 1.800 ha, trong đó khai thác lần đầu 300 ha, sản lượng mủ nước ước 5.800 tấn, doanh thu khoảng 69,6 tỷ đồng. Cùng với cau và cao su, huyện tập trung khai thác và trồng tre lồ ô, mây để phục vụ chế biến, xuất khẩu.

 

Chế biến mủ cao su tại Nhà máy Chế biến mủ cao su Hương Phú

Các xã, thị trấn vận động nhân dân tăng cường khai thác tiềm năng trên địa bàn để phát triển kinh tế CN-TTCN. Cùng với công nghiệp chế biến, huyện còn hỗ trợ các địa phương đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngành nghề sản xuất kinh doanh. Những năm qua, huyện đầu tư xây dựng cơ sở thêu, may, đến nay đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 300 lao động. Những năm đến kế hoạch đào tạo hàng năm trên 200 lao động đáp ứng nhu cầu lao động tại địa phương. Hiện nay trên địa bàn huyện còn có hàng trăm cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ như: mộc dân dụng, may mặc, sửa chữa xe máy, cơ khí, chế biến nông sản, khai thác đá ốp lát... với trên 500 lao động; thu nhập bình quân mỗi người từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng. Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh các dịch vụ ngành nghề CN-TTCN đều có đời sống ổn định và có cơ hội vươn lên làm giàu.

Những chính sách thu hút đầu tư Việc nâng cao hiệu quả ngành nghề CN-TTCN đang được huyện Nam Đông triển khai thực hiện. Thời gian tới huyện Nam Đông tiếp tục khai thác tiềm năng, phấn đấu mở rộng diện tích cao su lên 4.000 ha, cau trên 300 ha và tre lồ ô trên 200 ha nhằm đẩy mạnh phát triển ngành nghề chế biến, tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động. Các ban ngành tập trung đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ, ngành nghề như cơ khí, sửa chữa xe máy, thêu ren, may... Huyện đốc thúc các nhà đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trên địa bàn sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Các công trình hoàn thành sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, là cơ hội tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Cùng với việc kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, những năm qua huyện Nam Đông có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Bình quân mỗi lao động trong thời gian học nghề được huyện tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí đào tạo từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng/tháng. Hằng năm huyện tổ chức hàng chục lớp đào tạo nghề mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, thêu ren, may, dệt thổ cẩm, cơ khí, sửa chữa xe máy... cho hàng trăm lao động. Thời gian tới, dự kiến bình quân mỗi năm huyện sẽ phối hợp tổ chức từ 10-20 lớp tập huấn, đào tạo nghề cho lao động, chủ yếu là mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, cơ khí, thêu ren, kỹ năng làm dịch vụ kinh doanh và một số ngành nghề quan trọng khác...

Huyện tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề CN - TTCN trên địa bàn. Huyện sẽ tạo điều kiện quy hoạch cấp mặt bằng và vay vốn để các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo việc làm cho lao động địa phương từ 10 người trở lên và tạo việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số thưởng 5-6 triệu đồng; thu hút 100 lao động trở lên được thưởng trên 10 triệu đồng. Thời gian gần đây huyện cũng đã thưởng cho nhiều tổ chức, cá nhân từ 5 đến 10 triệu đồng và gần đây nhất là cơ sở thêu, may được thưởng 5 triệu đồng vì đã tạo công ăn việc làm cho con em địa phương.

Năm 2012, Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN năm 2012 là 46,7 tỷ đồng, đạt 100,7% kế hoạch năm, tăng 25,3% so với năm 2011. Năm 2013 phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 141,6 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012. Thực hiện tốt công tác khuyến khích đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác khuyến công, từng bước tạo chuyển biến trong phát triển CN - TTCN.

Văn Hóa
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.334.853
Truy cập hiện tại 9.868