Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Ủy ban nhân dân huyện duyệt kinh tế - xã hội xã Hương Sơn
False 34307Ngày cập nhật 07/11/2021

Ngày 21/10/2021, tại Phòng họp UBND huyện, đồng chí Trần Quốc Phụng - Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch năm 2022. Tham dự có đồng chí Lê Thị Thu Hương – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện;  đồng chí Đoàn Văn Sóng - UVTV Huyện ủy , Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy, Phụ trách địa bàn; đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Hương Sơn.

Sau khi nghe lãnh đạo UBND xã Hương Sơn thông qua Dự thảo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy, ‎‎ý kiến tham gia, đề xuất của các thành viên dự họp, đồng chí Chủ tịch UBND huyện kết luận:

Đánh giá cao tinh thần nỗ lực của lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể xã Hương Sơn trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2021. Xã Hương Sơn đã thực hiện đạt  8/14 chỉ tiêu đề ra trong năm, trong đó nổi bật một số chỉ tiêu như: Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng, tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn 41.232 triệu đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 130 triệu đồng, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động tham gia BHXH và tự nguyện 23,01%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, xã Hương Sơn vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như: tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 12,77%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT 72%, người đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo hợp vệ sinh.

Để thực hiện hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2021; chuẩn bị thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022. UBND xã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Về hoàn chỉnh Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021, Kế hoạch năm 2022

 Tiếp thu ý kiến tham gia góp ý, đề xuất của các ngành cấp huyện để hoàn chỉnh Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021, Kế hoạch năm 2022. Trong đó, tập trung rà soát, đánh giá lại một số chỉ tiêu, nhiệm vụ cũng như những tồn tại, hạn chế năm 2021 sát với thực tế của địa phương để có giải pháp khắc phục trong thời gian đến.

2. Kế hoạch năm 2022: Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu phù hợp với thực tế của địa phương như sau:

- Chỉ tiêu kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người 44-46 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt 359 tấn; làm việc với Phòng Tài chính – Kế hoạch  để xây dựng lại các chỉ tiêu tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn và thu ngân sách trên địa bàn.

- Chỉ tiêu xã hội: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 11o/oo; tỷ lệ lao động qua đào tạo 65%, trong đó bao nhiêu phần trăm lao động qua đào tạo có chứng chỉ; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 8,8%; người đi làm việc nước ngoài 3-4 người; tỷ lệ toàn dân tham gia BHYT 92%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi tham gia BHXH 25% (làm việc với Bảo Hiểm xã hội huyện, Phòng Lao động – TBXH tính toán lại để tách ra 2 chỉ tiêu: Chỉ tiêu người dân trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tự nguyện và người dân trong độ tuổi lao động tham gia BHXH bắt buộc để điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp với Nghị quyết, quy định cấp trên); tỷ lệ xóa nhà tạm đưa vào phần nhiệm vụ để thực hiện.

- Chỉ tiêu môi trường: Tỷ lệ chăn nuôi có chuồng trại, đăng ký cam kết đảm bảo hợp vệ sinh đưa vào phần nhiệm vụ để thực hiện; tỷ lệ hộ gia đình có hố xí 100%, trong đó bao nhiêu phần trăm có hố xí tự hoại; bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh 100%.

- Chỉ tiêu nông thôn mới: Đưa vào mục Chương trình trọng điểm để thực hiện

- Chương trình trọng điểm: Thống nhất theo dự thảo báo cáo; điều chỉnh chương trình phát triển nông nghiêp thành tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Khâu đột phá: Giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng làm việc với xã Hương Sơn để xây dựng.

- Nhóm giải pháp: Bỏ nhóm giải pháp nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

3. Một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung:

a) Về kinh tế:

- Kinh tế vườn, trồng trọt: Xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp; rà soát diện tích đất vườn tạp, vườn đồi thấp để quy hoạch vùng sản xuất tập trùng (nghiên cứu vùng đường 74 và A2). Tăng cường đầu tư nâng cao năng suất cây lúa, phát triển mô hình thâm canh lúa nước bằng phương pháp cải tiến (SRI) để tăng năng suất; rà soát những vùng thiếu nước để chuyển đổi cây trồng; phát triển các loại chuối đặc sản, cây ăn quả như: Cam Nam Đông, dứa Kazen, chuối Thanh tiên, chuối Tiêu, chuối Ngự tím; tăng cường công tác thâm canh, xen canh; xem xét trồng lồ ô ven bờ suối nhằm chống sạt lở đất đồng thời mang lại thu nhập cho người dân.

- Chăn nuôi: Quy hoạch vùng chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, đặc biệt trang trại hữu cơ; tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc bò, lợn, gia cầm theo hướng thâm canh, trồng cỏ chăn nuôi bò; chỉ đạo hướng dẫn chăn nuôi có chuồng trại và các hộ chăn nuôi phải cam kết bảo vệ môi trường; nghiên cứu phát triển một số mô hình nuôi lợn rừng lai thả vườn trên địa bàn xã; quan tâm công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt kế hoạch; nghiên cứu phát triển nuôi cá lồng, bè trên hồ Tả Trạch.

- Về lâm nghiệp: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả kinh phí quản lý, bảo vệ rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư; ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên; Nghiên cứu để quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC, trồng xen các loại cây dược liệu, mây dưới tán rừng; duy trì diện tích cây cao su, nâng cao chất lượng vườn cây.

Giao Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn UBND xã lập kế hoạch cụ thể để thực hiện.

- Tài nguyên - Môi trường: Xử lý nghiêm các hoạt động công trình đầu tư xây dựng và xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp; phối hợp với cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp mới, cấp đổi (hiện tỷ lệ cấp đổi đạt 35%); có biện pháp bảo vệ môi trường và thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải; duy trì chương trình Chủ nhật xanh trên địa bàn xã. đẩy nhanh việc khắc phục Chỉ thị 65 và Kết luận thanh tra số 270/KL-UBND ngày 02/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp: Rà soát lực lượng lao động thiếu việc làm để đào tạo nghề, định hướng làm việc tại Công ty TNHH Kimsora và các doanh nghiệp khác; tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành nghề hiện có tại địa phương như nghề rèn, đan lát...

- Thu ngân sách: Rà soát các nguồn thu để có giải pháp tăng thu ngân sách địa phương đảm bảo và vượt kế hoạch; thực hiện tốt thu phí tài nguyên môi trường; quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách, đảm bảo theo đúng quy định.

- Hợp tác xã: Định hướng thành lập hợp tác xã, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP.

b) Về lĩnh vực Văn hoá, Xã hội, Nội chính:

- Giáo dục: Thực hiện tốt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025; tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, hạn chế mức thấp nhất học sinh trung học cơ sở bỏ học giữa chừng; nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Xây dựng đơn vị học tập cấp xã, phát huy dòng họ học tập, gia đình học tập.

- Xã hội: Quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tình trạng tái nghèo; phấn đấu xóa hết nhà tạm tách hộ trên 5 năm; quan tâm hỗ trợ, chăm sóc các gia đình chính sách người có công với cách mạng, hộ bảo trợ xã hội, hộ có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền vận động người dân mua thẻ BHYT; tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, sinh con thứ 3 và không để xảy ra tình trạng tảo hôn; tăng cường quản lý tốt công tác dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch Covi-19.

- Văn hóa, du lịch: Thực hiện tốt các quy ước hương ước ở các thôn; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống và văn hóa cơ sở” xây dựng nếp sống văn minh nông thôn; thực hiện tốt các tiêu chí để công nhận đạt chuẩn văn hóa lần 2 đối với các cơ quan và các thôn

- Cải cách hành chính: Cải thiện nâng cao chỉ số cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chyển đổi số, chất lượng hoạt động cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh dịch vụ công mức độ 3 và 4; thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo  của UBND huyện, UBND tỉnh giao; tăng cường giám sát Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước và có biện pháp xử lý với những tập thể, cá nhân vi phạm

- Về tổ chức bộ máy: Nghiên cứu các văn bản để đề xuất xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm; quan tâm công tác cử cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định; chủ động nghiên cứu, lựa chọn, sắp xếp vị trí nhân sự phù hợp theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ; xây dựng đoàn kết nội bộ trong đảng, chính quyền và các đoàn thể.  

- Quốc phòng, an ninh: Chuẩn bị tốt công tác tuyển quân năm 2022; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; tăng cường công tác quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt trong dịp Lễ, Tết; chuẩn bị đầy đủ lực lượng và phương tiện, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia lạng lách, đánh võng…

4. Về xây dựng nông thôn mới: Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; có các giải pháp đối với những tiêu chí chưa đạt; quan tâm thực hiện các tiêu chí thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ của địa phương và nhân dân; xây dựng kế hoạch phân công, chỉ đạo, giao trách nhiệm, đánh giá cụ thể cho từng ngành thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; xây dựng 01 đến 02 thôn kiểu mẫu về nông thôn mới.

Lê Minh Huân
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 2.775