Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Ủy ban nhân dân huyện duyệt kinh tế - xã hội xã Hương Lộc
False 22936Ngày cập nhật 07/11/2021

Ngày 27/10/2021, tại Phòng họp UBND huyện, đồng chí Dương Thanh Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch năm 2022. Tham dự chỉ đạo có Hồ Sỹ Minh - Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Phụ trách địa bàn; đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Hương Lộc.

Sau khi nghe Chủ tịch UBND xã Hương Lộc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; ‎‎ý kiến tham gia, đề xuất của các thành viên dự họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kết luận:

Đánh giá cao tinh thần nỗ lực của lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể xã Hương Lộc trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2021. Xã Hương Lộc đã thực hiện đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu đề ra trong năm, trong đó nổi bật một số chỉ tiêu như: Thu nhập bình quân đầu người 52,4 triệu đồng, tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn 34,175 tỷ đồng, tổng thu ngân sách 350.669 triệu đồng, tỷ lệ hộ dung nước sạch 100%, tỷ lệ chăn nuôi cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường 100%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 97,7%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, xã Hương Lộc vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Chưa mạnh dạn vận động nhân dân trồng những cây có giá trị kinh tế cao như cam, bưởi, chuối sau khi diện tích cao su chặt hạ do bão làm gãy đổ; tình trạng trồng keo trên đất nông nghiệp vẫn còn, việc vi phạm pháp luật về rừng và cháy rừng vẫn còn xảy ra, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn.

 Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong những tháng còn lại của năm 2021, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, UBND huyện đề nghị xã Hương Lộc cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Về hoàn chỉnh Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021, Kế hoạch năm 2022

 Tiếp thu ý kiến tham gia góp ý, đề xuất của các ngành cấp huyện để hoàn chỉnh Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021, Kế hoạch năm 2022. Trong đó, tập trung rà soát, đánh giá lại một số chỉ tiêu, nhiệm vụ cũng như những tồn tại, hạn chế năm 2021 sát với thực tế của địa phương để có giải pháp khắc phục trong thời gian đến.

2. Đối với hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022

Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu phù hợp với thực tế của địa phương như sau:

- Chỉ tiêu kinh tế: Thống nhất 3 chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên làm việc lại với phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện tính toán lại số liệu cụ thể, chính xác để xây dựng chỉ tiêu phù hợp.

- Chỉ tiêu xã hội: Điều chỉnh các chỉ tiêu tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 10o/oo ; tỷ lệ người dân tham gia BHYT 99%; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH 28 – 30%, trong đó bao nhiêu phần trăm tham gia BHXH tự nguyện; duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 6%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 67%, trong đó bao nhiêu phần trăm lao động qua đào tạo có chứng chỉ (làm việc lại với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để tính toán lại); người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 7-9 người.

 - Chỉ tiêu môi trường: Thống nhất các chỉ tiêu đã xây dựng. Bổ sung thêm 02 chỉ tiêu đó là: nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu trồng rừng gỗ lớn và chỉ tiêu nông thôn mới đạt bao nhiêu tiêu chí, trong đó bao nhiêu tiêu chí kiểu mẫu, bao nhiêu tiêu chí nâng cao (làm việc với Phòng Nông nghiệp và PTNT để xây dựng phù với với địa phương).

3. Đối với chương trình trọng điểm năm 2022: Thống nhất 02 chương trình, trong đó 01 Chương trình đổi thành: tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025.

4. Một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung

a) Lĩnh vực kinh tế

- Trồng trọt: Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn nhà, vườn đồi; rà soát diện tích cao su đã chặt hạ và diện tích trồng keo trên đất nông nghiệp chuyển đổi sang trồng các loại cây cho thu nhập cao, ổn định như: Cam, bưởi, chuối thanh tiên, chuối tiêu; nghiên cứu vùng khe Lồ ô để xây dựng phương án, quy hoạch vùng trồng cây tập trung; đẩy mạnh và nhân rộng mô hình trồng các loại nấm. Giao Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn UBND xã lập kế hoạch để thực hiện.

- Chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển đàn lợn theo hướng gia trại, trang trại, phấn đấu năm 2022 có 1 đến 2 trang trại; tuyên truyền, vận đông nhân dân mở rộng quy mô nuôi lợn rừng lai; chú trọng việc thực hiện chăn nuôi có chuồng trại gắn với công tác bảo vệ môi trường đồng thời có nguồn phân bón phục vụ cho nông nghiệp; quan tâm công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm, đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin gia súc; tận dụng nguồn nước sạch từ các khe để nghiên cứu mô hình chăn nuôi thủy sản như cá chạch lấu, lăng...

- Về lâm nghiệp: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên, rừng cộng đồng đã được giao. Tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký diện tích trồng rừng gỗ lớn, trồng xen các loại cây dược liệu dưới tán rừng được giao cho hộ và nhóm hộ; duy trì diện tích cây cao su đồng thời chăm sóc, thu hoạch phải đảm bảo kỹ thuật.

- Tài nguyên - Môi trường:  Rà soát diện tích đất rừng Vườn quốc gia Bạch Mã giao 82 ha hiện nay không có chủ sử dụng, quản lý và 8,4 ha đất lúa nước; đẩy nhanh tiến độ cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phân loại rác, nghiên cứu xây dựng mô hình 1 đến 2 thôn phân loại rác tại nguồn; đưa phong trào chủ nhật xanh đi vào chiều sâu.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại: Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, hình thành chuỗi liên kết có giá trị; tuyên truyền vận động người dân tham gia may tại Công ty TNHH Kimsora và liên kết nhận hàng may một số nơi khác ngoài địa phương; tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành nghề hiện có tại địa phương; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được bàn giao đưa vào sử dụng; quan tâm, giúp đỡ Hợp tác xã trên địa bàn hoạt động có hiệu quả.

- Thu ngân sách: Rà soát các nguồn thu và có giải pháp tăng cường công tác thu ngân sách địa phương đảm bảo đúng, đạt và vượt kế hoạch đề ra.

b) Lĩnh vực Văn hoá, Xã hội, Nội chính                               

- Giáo dục: Cần tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, giữ vững nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trên địa bàn; hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng; phát huy trung tâm học tập cộng đồng; thực hiện tốt công tác xây dựng, bình xét và cộng nhận gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập.

- Xã hội, y tế: Đẩy mạnh việc học nghề và đưa người đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện tốt công tác tổng điều tra cung cầu lao động và hộ nghèo; tuyên truyền vận động người dân mua thẻ BHYT; quan tâm chăm sóc các hộ gia đình chính sách người có công, khuyết tật, hộ gia đình khó khăn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm hạn chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và sinh con thứ 3; tăng cường quản lý tốt công tác dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết; dịch Covid-19.

- Văn hóa: Vận động người dân phục hồi văn hóa bài chòi để phục vụ dịp Tết Nguyên đán; nâng cao chất lượng xây dựng thôn, cơ quan, gia đình văn hóa, phấn đấu năm 2022 gia đình đạt chuẩn văn hóa từ 96-97%; thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh nông thôn; phát huy hệ thống loa phát thanh để tuyên truyền; tăng cường tuyên truyền trực quan các dịp Lễ, Tết.

- Cải cách hành chính: Quan tâm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chyển đổi số, chất lượng hoạt động cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh dịch vụ công mức độ 3 và 4; thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, UBND tỉnh giao; tăng cường giám sát Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước và có biện pháp xử lý với những tập thể, cá nhân vi phạm.

- Về tổ chức bộ máy: Cần chủ động nghiên cứu, lựa chọn, sắp xếp vị trí nhân sự phù hợp theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ; quan tâm công tác cử cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định.

- Quốc phòng, an ninh: Tăng cường công tác quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt trong dịp Lễ, Tết; chuẩn bị tốt công tác tuyển quân đảm bảo số lượng, chất lượng; tăng cường quản lý Nhà nước về tình hình hoạt động các tôn giáo trên địa bàn.

5. Về xây dựng nông thôn mới

Duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, có giải pháp đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí chưa đạt và đạt nhưng thiếu bền vững; rà soát việc thực hiện các tiêu chí đến từng hộ để xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện.

Lê Minh Huân
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 2.775