Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Hương Sơn - điểm sáng về phát triển kinh tế vùng đồng bào
False 13861Ngày cập nhật 19/04/2021

Hương Sơn được tái thành lập vào năm 1976, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn mang tính đặc thù miền núi. Kinh tế - xã hội đang ở điểm xuất phát, sản xuất quảng canh lạc hậu, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có, cái có thì đã xuống cấp nghiêm trọng; trình độ dân trí thấp, dịch bệnh liên tục xảy ra; tư tưởng của một bộ phận cán bộ và nhân dân không yên tâm công tác và để xây dựng quê hương, bà con dân tộc thiểu số lui phía sau sống du canh du cư, có một số hộ muốn trở về quê cũ và bỏ đi nơi khác làm ăn, sinh sống.

Để ổn định định canh định cư, bên cạnh sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, tình và huyện thì sự đoàn kết, nổ lực tích cực không ngừng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã thống nhất trong ý chí và hành động, quyết tâm khắc phục khó khăn, phát huy mọi nguồn lực, ra sức lao động sản xuất, ổn định đời sống, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Từ đó, nền kinh tế - xã hội xã nhà từng bước vươn lên và đạt được những kết quả đáng phấn khởi: Từ một nền kinh tế nhỏ lẻ, xuất phát điểm thấp, sản xuất manh mún tự cung tự cấp, phần lớn dựa vào thiên nhiên, phương thức canh tác thô sơ, làm ăn phần nhiều theo lối quảng canh. Đến nay từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đặc biệt là đã nâng được nhận thức của đồng bào dân tộc Cơ tu trong nếp nghĩ, cách làm, nên đã thay đổi được tập quán sản xuất từ du canh sang định canh, đi vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có năng suất và giá trị cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Từ năm 1980 đến nay: Xã Hương Sơn là một trong 6 xã định canh định cư của huyện miền núi Nam Đông với 100% là đồng bào dân tộc thiểu số (Cơ tu), xã có 362 hộ và 1.572 khẩu, nhân dân xã nhà có điều kiện để phát triển nhanh kinh tế, văn hoá. Được sự quan tâm của Nhà nước, hiện nay kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn chỉnh phục vụ tốt cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Những năm gần đây, kinh tế phát triển nhanh, ổn định, các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì và phát triển mạnh, an ninh nông thôn được giữ vững. Hệ thống chính trị vững mạnh, hầu hết các tổ chức ở xã đều có phong trào; đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên gương mẫu. Những thế mạnh đó là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiến hành xây dựng thành công nông thôn mới.

Cuối năm 1975 Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề nghị Trung ương, Chính phủ cho thành lập hai huyện Miền núi A Lưới và Nam Đông, đồng thời giao các xã huyện Quận 4 cũ trước đây. Xã Hương Sơn, Hương Nguyên và Hương Lâm được giao cho huyện A Lưới. Theo chủ trương chung huyện A Lưới xã Hương Sơn được bố trí định canh định cư tại vùng đằm Căn Tom, cách thị trấn Bột Đỏ là 2 cây số và cách xã Hương Sơn cũ là 35 cây số.

Từ năm 1976 đến 1980: Trước những khó khăn mang tính đặc thù, cán bộ và nhân dân xã Hương Sơn luôn đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn. Tổ chức vận động 200 hộ và 400 khẩu trở về Nam Đông làm ăn, sinh sống, bước đầu chủ yếu dựa vào khai hoang, trồng một số cây màu như: Khoai, môn tía, sắn ba trăng, Phần lớn hoa màu được đưa về từ nước Lào và sự chia sẽ của các địa phương khác về cây và con giống như Thượng Quảng, Thượng Long, Hương Hữu và Thượng Nhật... Sau hơn 3 năm tự cung, tự cấp với tinh thần đoàn kết gắn bó đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người 500.000đ/người/năm.

Từ năm 1980 đến 1990: Từ phương thức sản xuất " phát, cốt, đốt trỉa" trên các sườn đồi cao, chuyển xuống đất đằm, con trâu đi trước, người theo sau và được cán bộ hướng dẫn cách cầm cày, cách cấy lúa có hàng, có lối với tổng diện tích là 7 ha. Bên cạnh đó, cuộc vận động xóa nhà tạm bợ, dột nát trong thời kỳ đó cũng được triển khai rộng rãi, đã vận động 132/200 hộ.

Bấy giờ Nam Đông chưa được tách khỏi huyện Phú Lộc, khi đó có chủ trương phát động cuộc vận động "Thi đua tăng gia, sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa". Để phát triển kinh tế nhờ sự lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện ổn định Định canh định cư tại chỗ, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, diện tích trồng lúa nước giảm dần. Chủ trương ăn ở sạch sẽ, ốm đau, sinh sản phải phải đến Trạm y tế xã và Trung tâm y tế huyện. Các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan dần được xóa bỏ.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế giáo dục, thông tin truyền thông đều được quan tâm đúng mức, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Bà con đã đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong việc trồng trọt và chăn nuôi, tiếp cận thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm, phương thức sản xuất mang tính hàng hóa cao, nâng tổng thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 37 triệu đồng cao gấp gần 40 lần so với năm 1976; hộ nghèo liên tục hàng năm...Đặc biệt, Hương Sơn là xã đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên trên địa bàn huyện xin rút khỏi Chương trình 135. Đặc biệt, cuối năm 2015 được UBND tỉnh công nhân đạt chuẩn nông thôn mới…

Phát huy kết quả đạt được, xã Hương Sơn xác định mục tiêu “Tiếp tục đoàn kết nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy truyền thống đoàn kết, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; nâng cao chất lượng xã nông thôn mới, góp phần xây dựng huyện Nam Đông đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới./.

UBND xã Hương Sơn

Lê Minh Huân
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 7.098