Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Công tác giảm nghèo sau tái lập huyện
False 16420Ngày cập nhật 10/03/2021

Trong những năm đầu mới tái lập, Nam Đông thuộc huyện nghèo miền núi của tỉnh. Toàn huyện có 09 xã, trong đó có 03 xã kinh tế mới (xã Hương Phú, Hương Lộc và xã Hương Giang) và có 06 xã định canh định cư (xã Thượng Quảng, Thượng Long, Hương Hữu, Thượng Nhật, Thượng Lộ và xã Hương Sơn); đời sống của nhân dân nhiều khó khăn về mọi mặt, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư; đường giao thông hiểm trở, vào mùa mưa lũ bị chia cắt giữa các địa bàn, đặc biệt với đồng bằng miền xuôi; cơ sở hạ tầng đơn sơ, tre, nứa vách lá, nhà ở của người dân toàn mái tranh, lá cọ rừng; giao dịch thương mại khó khăn chủ yếu cuộc sống của người dân tự cung tự cấp và hưởng trợ cấp của nhà nước; đời sống sinh hoạt của người dân mang tính cộng đồng rất cao, nương tựa giúp nhau, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau vượt qua những năm tháng khó khăn vất vả của giai đoạn “Sơ khai” tái xây dựng huyện… Có thể nhận định tại thời điểm đó, cơ sở vật chất huyện Nam Đông với 05 không: “Không điện, đường, trường, trạm và đời sống người dân nghèo nàn”.

 

* Giai đoạn năm 1990 - 2000: Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo các cấp cùng với các chính sách đầu tư phát triển, các hạng mục phù hợp đối với một huyện miền núi, nhiều chính sách được áp dụng đưa vào thực tiễn tạo thành “Đòn bẫy” nhiều chương trình trọng điểm tạo sự đột phá “Thay da, đổi thịt” phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công tác giảm nghèo. Năm 1990 có 100% thuộc xã nghèo; các xã đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn sống du canh du cư; phương thức sản xuất đơn sơ, đời sống hằng ngày còn thiếu lương thực, thực phẩm; đời sống tinh thần còn tập tục lạc hậu, dân trí thấp, kinh tế phát triển chậm, một bộ phận không nhỏ người dân dường như không có thu nhập; công tác chăm sóc trẻ em chưa được quan tâm, phải lao động sớm phụ giúp cha mẹ; tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống nhất đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ cao dẫn đến nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng… bộ mặt nông thôn Nam Đông lúc bấy giờ mộc mạc, hoang sơ.

Với mục tiêu xây dựng huyện Nam Đông phát triển toàn diện, đẩy mạnh tập trung nguồn lực về giáo dục nhằm nâng cao dân trí để thay đổi nhận thức về phương thức sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phù hợp với thực tiễn, trong đó công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu được lãnh đạo các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo huyện Nam Đông, từ năm 2000 - 2020 như sau:

* Giai đoạn năm 2001 - 2005: Tập thể lãnh đạo Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị các cấp xác định mục tiêu đầu tiên để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội phát triển toàn diện đối với huyện miền núi cần phải có chủ trương, tập trung đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn từng địa phương; cả hệ thống chính trị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức và mạnh dạn tiếp cận khoa học kỹ thuật về phương thức sản xuất mới, chuyển đổi mạnh mẽ về cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả năng xuất, có giá trị kinh tế cao; thay đổi tư duy sản xuất tự cung tự cấp chuyển mô hình sản xuất hàng hóa; cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo và tuyên truyền, vận động người dân định cư ổn định có chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, gia đình chính sách và các hộ chưa có nhà ở, đồng thời rà soát những hộ chưa có đất ở, đất sản xuất huyện đã quy hoạch giãn dân cấp đất ở và đất sản xuất được hỗ trợ từ các chương trình Dự án 135. Vận động người dân nhất đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng và mạnh dạn tham gia đăng ký các mô hình sản xuất của các chương trình Dự án, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội như: Chủ trương chuyển đổi cây trồng, bỏ tập tục sản xuất lạc hậu đốt, trỉa chuyển sang mô hình canh tác lúa nước, thâm canh vườn đạt hiệu quả cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích; chương trình Dự án 135 của Chính phủ, đã đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ về chăn nuôi như:  Bò Laisin, giống lợn nái, gia cầm, giống cá nước ngọt…xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế để người dân học hỏi kinh nghiệm, tổ chức đi thăm quan các mô hình phát triển sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương khác… Từ đó đã thay đổi nhiều về nhận thức của người dân trong tư duy sản xuất, không trông chờ, ỷ lại các chính sách, có ý chí tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế nông hộ, khôi phục nghề truyền thống đan lát, dệt zèn…Đến năm 2005, huyện Nam Đông được công nhận thoát huyện nghèo và rút khỏi chương trình 135; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18% (năm 2000) đến cuối năm 2005 là 23,89% (giai đoạn 2001-2005); các chính sách được quan tâm hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là công tác xóa nhà tạm (535 nhà, tổng kinh phí 4,519 tỷ đồng). Năm 2005 vinh dự huyện Nam Đông từ một huyện miền núi thuộc huyện nghèo được công nhận huyện “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”

* Giai đoạn 2006 - 2010: Huyện Nam Đông bước sang một giai đoạn mới về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được sự quan tâm tiếp tục đầu tư của Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành ở Trung ương, của tỉnh cùng với sự đồng lòng tích cực phấn đấu thi đua lao động sản xuất của toàn nhân dân, đã phát huy tiềm năng nội lực tích cực hưởng ứng xây dựng nền kinh tế - xã hội ngày càng tăng trưởng khá nhanh; sản xuất Nông - Lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại; văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy; đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có bước cải thiện, định cư ổn định, bộ mặt nông thôn mới được hình thành và ngày càng đổi thay; chính trị được ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Công tác giảm nghèo trong địa bàn huyện bước sang một thách thức mới đó là hòa nhập cơ chế kinh tế thị trường trong nước và Thế giới, đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết khắc phục và đưa ra phương thức tác động phù hợp với tình hình mới nhằm giúp người dân, nhất đối với các hộ nghèo tiếp cận được các dịch vụ phương thức sản xuất mới, đảm bảo với điều kiện thực tiễn của người dân đạt hiệu quả kinh tế cao; người dân ngày càng có ý thức vượt nghèo đã tạo thuận lợi trong công tác giảm nghèo đầu năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23,89% đến cuối năm 2010 còn 8,71% (giai đoạn 2006 - 2010) và tiếp tục hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg với 199 hộ nghèo sửa chữa, nâng cấp nhà ở đảm bảo đúng đối tượng và tiến độ, tổng kinh phí 3,803 tỷ đồng.

Với tinh thần đó, huyện đã xác định xu thế phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Phải tập trung phát triển sản xuất mang tính “mũi nhọn” và có tính chất “đột phá” khi bước sang giai đoạn 2011 - 2020. Để triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, bằng sự lồng ghép đầu tư, hỗ trợ của các chương trình dự án đã thu được những thành tựu rất cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực về đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên; cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng khá đồng bộ và đưa vào sử dụng phát huy được tính năng, có hiệu quả. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững là nguồn lực rất lớn để các địa phương tổ chức thực hiện công cuộc giảm nghèo; nội dung, hạng mục, cơ chế đầu tư của Chương trình hoàn toàn phù hợp với đặc thù của địa phương và xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân; góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Kết quả được thể hiện qua 2 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 2011 - 2015: Thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi, hằng năm có trên hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đã làm tăng thu nhập và giúp hộ nghèo thoát nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo một cách bền vững, một số hộ vươn lên làm giàu một cách chính đáng, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện giảm đáng kể. Với 4.295 hộ vay kinh phí 117,864 triệu đồng; đã đào tạo nghề cho 835 lao động, với tổng kinh phí đào tạo 488,654 triệu; thực hiện chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP với tổng kinh phí 3.213,123 triệu đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho các cháu mầm non với kinh phí 1,143 triệu đồng/2.101 lượt cháu.

Công tác y tế và các chính sách hỗ trợ y tế những năm qua đã được triển khai đồng bộ từ huyện đến cơ sở, tổ chức khám chữa bệnh cho 75.276 lượt hộ nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 5.782 triệu đồng; hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách làm 314 hố xí hợp vệ sinh với tổng kinh phí 359,750 triệu đồng, cấp được 3.681 thẻ BHYT cho người nghèo.

Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là một trong những chương trình trọng điểm của Tỉnh và huyện nhằm tạo điều kiện giúp cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở sớm ổn định cuộc sống, làm mới 208 nhà mới cho các hộ nghèo và đồng bào DTTS với tổng kinh phí 3.053 triệu đồng; hỗ trợ 234 nhà cho các đối tượng chính sách có công với tổng kinh phí hỗ trợ 6.160 triệu đồng. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đã trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng cho 28.406 lượt đối tượng với tổng kinh phí hỗ trợ 7.017,705 triệu đồng.

Lãnh đạo huyện thăm, động viên bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện

* Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt.... làm tăng thu nhập và giúp hộ nghèo một cách bền vững; có 6.043 lượt hộ với 236.825 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh sinh viên có 5.169 lượt đối tượng với tổng kinh phí 2.288,6 triệu đồng; cấp được 80.470 thẻ BHYT cho các đối tượng; hỗ trợ xây dựng 213 nhà tiêu hợp vệ sinh, sửa chữa 503 nhà hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ chính sách có công với tổng kinh phí 10.110 triệu đồng; duy trì trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng cho 44.899 lượt đối tượng với tổng kinh phí hỗ trợ 17.883,3 triệu đồng; thông qua Kế hoạch số 16/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh và Kê hoạch số 59/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện, cả hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội triển khai và hỗ trợ giúp hộ nghèo và các hộ có khả năng thoát nghèo có 305 hộ với tổng số tiền 1,111 tỷ đồng.

Để thực hiện tiến độ công tác giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống của nhân dân; lãnh đạo các cấp đã xác định đây là mục tiêu của chương trình Quốc gia từng bước tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 5% năm 2020 (giai đoạn 2016 -2020); đã có 100% hộ nghèo, cận nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh và được tiếp cận thông tin. Chương trình 135 đáp ứng xu thế phát triển và hội nhập, đảm bảo nhu cầu đời sống vật chất của người dân; góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện như: Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giảm khoảng 3-4%; tỷ lệ hộ tham gia BHYT đạt trên 90%; bộ mặt nông thôn được cải thiện, khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã đã được rút ngắn, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên; người dân đã có ý thức “Chủ động” đầu tư trong việc tăng gia sản xuất và chăn nuôi; mạnh dạn xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, có tinh thần vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lễ khởi công nhà tình thương tại xã Thượng Lộ

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Nam Đông đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 còn dưới 5%, xây dựng thành công 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới,... Để công tác giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả hơn, trong thời gian tới đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở quyết tâm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức phát động rộng rãi cho toàn dân thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đi vào thực tiễn đời sống, với phương châm hành động “Nhà nước và nhân dân cùng chung tay hành động đẩy lùi đói nghèo”, xây dựng quê hương Nam Đông ngày càng giàu đẹp, sớm đạt chuẩn huyện Nông thôn mới./.

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện

Lê Minh Huân
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 970