Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hương Phú sau 15 năm xin rút khỏi chương trình 135
False 11073Ngày cập nhật 30/04/2021

Hương Phú được thành lập vào năm 1975, chủ yếu là người lao động ở các xã thuộc vùng đồng bằng của huyện Phú Vang và Phú Lộc lên xây dựng vùng kinh tế mới. Đời sống nhân dân lúc bấy giờ còn rất nhiều khó khăn, gần 20 năm sau - đến năm 1994 một số hộ nhân dân nghèo thuộc người đồng bào dân tộc thiểu số, do thiếu đất sản xuất  từ các xã Thượng Long, Thượng Quãng, Thượng Nhật đến Hương Phú định canh định cư phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó xã Hương Phú có 2 dân tộc sinh sống. Toàn xã có 8 thôn chia thành 3 vùng rỏ nét, địa bàn xã rộng, phía Đông giáp Vườn Quốc Gia Bạch Mã, phía Nam giáp trung tâm huyện, Phía Tây giáp thị xã Hương Thủy, phía Bắc giáp xã Hương Lộc. Diện tích rừng tự nhiên lớn, có nhiều khe, thác, hang động và những dãy núi đồi thung lũng nối tiếp nhau.

 

Trước khi được đầu tư chương trình 135 vào năm 2000, Hương Phú là còn khó khăn trên tất cả các lĩnh vực. Hệ thống giao thông  nối liền giữa các thôn chủ yếu là đường mòn và cấp phối, đến mùa mưa thường bị sạt lỡ, xói mòn, lầy lội gây trở ngại lớn trong giao thương và học hành của con em; hệ thống điện lưới còn thiếu nhiều, tỷ lệ hộ sử dụng điện 70%; tỷ lệ hộ sử dụng nước giếng dưới 75%; trường lớp chưa được kiên cố hoàn toàn, phòng học mẫu giáo còn thiếu và nhiều tạm bợ, một số nơi còn phải mượn nhà dân cho con em học; hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất trồng trọt còn nhiều khó khăn hạn chế; cây trồng vật nuôi kém năng suất và chất lượng, thiếu đầu tư, quy hoạch,cải tạo, do trình độ dân trí thấp, mức tiếp cận khoa học kỹ thuật hạn chế. Tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm cao (32%); lương thực bình quân đầu người chỉ 122kg/người/năm, người dân thường bị thiếu ăn vào các vụ giáp hạt.

Năm 2001 xã Hương Phú được công nhận là 1 trong 7 xã đặc biệt khó khăn của huyện Nam Đông (hay còn gọi là xã 135). Khi đó, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1,93 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách 12,6 triệu đồng và chỉ có 1/8 khu dân cư được công nhận Khu dân cư văn hóa.

Do điều kiện kinh tế chậm phát triển nên chất lượng sống chưa được người dân tính đến; học sinh bỏ học giữa chừng ở mức cao; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt thấp (80%); trẻ em duy dinh dưỡng về cân nặng lên đến 56,44%; dịch bệnh sốt rét là nỗi lo của chính quyền địa phương và người dân, bởi vậy nên đa số thanh niên, thanh nữ lớn lên điều đi vào Nam lập nghiệp, tìm kế sinh nhai.

(thôn Phú Mậu năm 1997)

Song song với nguồn đầu tư từ chương trình 135 và các nguồn vốn khác đầu tư trong 3 năm (2001-2004) với tổng mức đầu tư là 18.132 triệu trong đó vốn ngân sách nhà nước là 11.432 triệu đồng; đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng 20,8 km đường; thủy lợi kiên cố 5 đập dâng và 1.789 kênh mương; xây dựng 3 trạm biến áp và 10 km đường dây hạ thế; xây dựng 14 phòng học tiểu học và 06 phòng học mẫu giáo; 2 nhà họp thôn và 45 giếng nước cho nhân dân. Trạm y tế được xây dựng kiên cố 2 tầng diện tích 142m2.

Các chương trình tập huấn, trang bị kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, việc sử dụng các cây, con giống lai, cấy ghép, được quan tâm định hướng cho người dân.

Những kết quả đầu tư ban đầu đã tạo đà thúc đẩy nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, cơ sở hạ tầng từng bước được chỉnh trang, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; các chỉ tiêu kinh tế xã hội tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bắt đầu được quan tâm. Định canh định cư đi vào thế vững chắc, một số cây trồng vật nuôi được xác định làm chủ lực phát triển kinh tế bền vững của nhân dân như: Cây cao su, keo, kinh tế vườn, nuôi bò bán thâm canh, bò lai sinh sản; các mô hình vườn –ao - chuồng - rừng được nhân rộng và phát triển ổn định, từng bước góp phần tăng thu nhập, giúp người dân thoát nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình. Bên cạnh đó, những hộ chưa có đất sản xuất, hộ nghèo, cận nghèo, được cấp 1 ha đất rừng trồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp đôi so với năm 2000; lương thực bình quân đầu người đạt 205 kg/người/năm; 100% thôn có đường nhựa, đường bê tông từ trung tâm xã đến thôn; hệ thống kênh mương, thủy lợi, đập dâng phục vụ cho 44% diện tích cây lúa nước; tỷ lệ hộ dùng điện lưới 90%; nâng tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh lên 95%. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 98%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 22,6 %; Tỷ lệ hộ nghèo còn 7% (theo tiêu chí cũ), không còn hộ đói. Có 4/8 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn văn hóa.

Khi đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên và với tinh thần sẽ chia cùng các địa phương khác, vào cuối năm 2004 cấp Ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Hương phú đã tự nguyện xin rút ra khỏi xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn thách thức ở phía trước, song xã nhà quyết tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hương Phú ngày càng phát triển đi lên, xứng tầm là 1 xã cửa ngõ của 1 huyện “Anh Hùng trong thời kỳ đổi mới”.

Ngày nay Hương Phú được biết đến với các tiềm năng lợi thế sẵn có, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng đang hấp dẫn các nhà đầu tư về tiềm năng tài nguyên khoáng sản; du dịch sinh thái thác Mơ, thác Trượt, Thác Phướng, hang động và nhiều con suối nhỏ còn giữ nguyên vẽ đẹp mà thiên nhiên ban tặng nằm dọc theo triền núi; nhiều nhà máy viên nén, cụm, khu công nghiệp hứa hẹn sẽ phát triển sầm uất trong tương lai không xa, với diện tích được quy hoạch 20 ha, nằm gần cao tốc la Sơn – Túy Loan đi Đà Nẵng. Với tiềm năng về đất đai, lao động, Hương Phú có hơn 1300 ha đất rừng trồng cây lâm nghiệp gần 800 ha cao su, với nhiều loại cây trồng ăn quả, các sản phẩm nông sản khác. Đặc biệt Hương Phú có gần 150 người dân con em đi làm ăn xa hàng năm, du học sinh, xuất khẩu lao động gặt hái nhiều kết quả khả quan, đóng góp xây dựng một số công trình cho địa phương ngày càng trở nên đẹp hơn. Đến nay đa số các tuyến đường trong thôn điều đã được kéo điện chiếu sáng do nhân dân tự đóng góp và xây dựng, chương trình xây dựng nông thôn mới phát huy sức mạnh của người dân, huy động xã hội chung tay góp phần giúp Hương Phú phát triển ngày càng giàu đẹp. 

(minh hoa kinh tế, hạ tầng, tiềm năng địa phương Hương Phú-Nam Đông)

Nhìn lại chặng đường 15 năm qua, với sự quyết tâm của Toàn Đảng, toàn dân và chính quyền xã Hương Phú đã mang lại cho địa phương một bức tranh kinh tế, văn hóa – xã hội, con người nơi đây với những sắc xanh của hy vọng - hứa hẹn tương lai không xa. Hương Phú sẽ xứng đáng là xã Cửa ngõ của Nam Đông – Nông thôn- Anh Hùng!

UBND xã Hương Phú

Lê Minh Huân
Các tin khác
Tin cùng nhóm
Xem tin theo ngày  

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 1.696