Tìm kiếm
Hướng dẫn cách nhận biết và phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
False 11173Ngày cập nhật 14/03/2019
Lợn chết do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Nhằm giúp cho người chăn nuôi biết cách nhận biết và phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn cách nhận biết và phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi như sau:

HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT, PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

1. Đặc điểm:

Bệnh Dịch tả Lơn Châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên Lợn với khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao (có thể lên đến 100%) và chưa có vaccine phòng bệnh, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi Lợn ở nước ta.

2. Triệu chứng lâm sàng:

- Ở thể điển hình (cấp tính): Lợn sốt cao (40,5-42°C), không ăn, nằm chồng đống.

- Một số vùng da chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần duới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.

- Trong 1-2 ngày truớc khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh; lợn mang thai có thể sẩy thai.

3. Bệnh tích điển hình:

 

Lợn mắc bệnh DTLCP có biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển nên khó khăn trong chẩn đoán phân biệt với bệnh khác; vì vậy, cần báo cơ quan thú y lấy mẫu gửi xét nghiệm.

4. Cách phòng chống:

- Khi chưa có dịch: Thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi:

+ Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, các phương tiệnvận chuyển và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi;

 

+ Thức ăn và nước uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thú y và không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt;

+ Tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc như Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng,…

+ Tăng cường theo dõi, giám sát; kịp thời phát hiện, cách ly lợn bị bệnh, nghi bị bệnh và báo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương.

+ Tuân thủ các quy định về kiểm dịch lợn và các sản phẩm của lợn.

- Khi có dịch

+ Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh và giám sát đàn lợn xung quanh có nguy cơ lây nhiễm

+ Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể.

+ Cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch.

THỰC HIỆN 5 KHÔNG:

1. Không giấu dịch;

2. Không mua bán vận chuyển lợn bệnh;

3. Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết;

4. Không vứt lợn chết ra môi trường;

5. Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

KS Lê Văn Quang – PGĐ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Tập tin đính kèm:
KS Lê Văn Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 371