Tìm kiếm
Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021
False 13132Ngày cập nhật 21/07/2021

Ngày16/7/2021 tại Hội trường UBND huyện, đồng chí Lê Thanh Hồ - Phó Chủ tịch UBND huyện đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác PCTT và TKCN năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Tham dự có đại diện Ban Thường vụ Huyện ủy; các tổ chức đoàn thể cấp huyện; các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyện; đại diện các cơ quan tỉnh, TW đóng trên địa bàn huyện; Chủ tịch UBND và cán bộ phụ trách PCTT các xã, thị trấn; các đơn vị quản lý hồ chứa trên địa bàn.

 

Sau khi nghe đồng chí Nguyễn Hữu Ánh - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT trình bày Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021; ý kiến của các thành viên tham gia; đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kết luận:

1. UBND các xã, thị trấn

- Khẩn trương xây dựng, triển khai Phương án phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2021.

- Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN cấp xã và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy phụ trách các địa bàn để thực hiện tốt công tác chỉ huy tại chổ khi có thiên tai xảy ra.

- Thành lập đội xung kích Phòng, chống thiên tai của cấp xã theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

- Rà soát lập danh sách và xây dựng phương án sơ tán tạm thời những hộ có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai (sạt lở đất, lũ quét, vùng thấp trũng, vùng ven sông suối, nhà ở không đảm bảo…) đến vị trí an toàn.

- Thống kê vật tư, lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn hiện có của địa phương. Khảo sát, lắp đặt các biển cảnh báo, phương án bố trí lực lượng trực, chốt chặn ở những nơi xung yếu khi có thiên tai (vùng có nguy cơ sạt lở đất, các cống qua đường có nước tràn khi mưa lũ, những đoạn đường thường ngập nước…).

- Chỉ đạo, đôn đốc, tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ tài sản, tính mạng con người, chặt tỉa cây lớn có nguy cơ gãy đổ xung quanh nhà, các tuyến đường và dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo tối thiểu sử dụng được từ 07 ngày trở lên trước khi mùa mưa, bão xảy ra (gạo, mỳ tôm, thiết bị chiếu sáng, các loại lương thực, vật tư cần thiết khác).

 

2. Đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn

- Các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN huyện phát huy tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên theo các nhiệm vụ đã được Ban chỉ huy phân công.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN huyện chủ động thành lập các đoàn để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trước mùa mưa, bão.

- Ban chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện: Chủ động Xây dựng và triển khai kế hoạch huy động lực lượng tham gia ứng cứu khi có tình huống xấu của thiên tai xảy ra, đảm bảo an ninh trật tự; chỉ đạo lực lượng quân sự xã, công an xã, tự vệ địa phương chủ động, sẵn sàng các biện pháp để ứng cứu người và tài sản khi cần thiết, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT: Kiểm tra, chỉ đạo các xã, thị trấn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện thực hiện các giải pháp bảo vệ hạn chế thiệt hại các loại cây trồng, vật nuôi. Chỉ đạo thu hoạch các cây trồng vụ Hè Thu, chú trọng ở những vùng dễ bị ngập úng, vùng bị lũ quét, sạt lở đất và biện pháp bảo vệ lương thực, hoa màu sau thu hoạch tránh hư hỏng thất thoát khi có thiên tai xảy ra.

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Rà soát và triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn những vị trí có nguy cơ sạt lở đất, ngập nước gây ách tắt giao thông, huy động các loại xe để xử lý sự cố khi có thiên tai xảy ra đối với các tuyến đường huyện; Hướng dẫn, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn các tuyến đường do xã quản lý và lựa chọn các địa điểm tránh trú an toàn (các cơ quan, nhà ở) phục vụ sơ tán người dân đến khi có thiên tai. Kiểm tra, đôn đốc Công ty Điện lực Nam Đông xây dựng Kế hoạch đảm bảo ổn định lưới điện, thường xuyên kiểm tra, phát quang trên các tuyến đường dây tải điện, đảm bảo tuyệt đối an toàn không để xảy ra tai nạn về điện cho người và gia súc.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chủ động các giải pháp xử lý môi trường; chỉ đạo công tác thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ở các xã, thị trấn sau có khi thiên tai xảy ra.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường học lồng ghép tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, tránh thiên tai cho học sinh; các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh và cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy, học của các trường trong mùa mưa, bão. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường cho học sinh nghỉ học khi cần thiết (khi có mưa lũ, bão đang xảy ra) nhằm tránh thiệt hại về người, nhất là học sinh tiểu học, mầm non và tạo điều kiện cho UBND xã, thị trấn trong công tác sơ tán nhân dân đến tránh trú khi có thiên tai.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trợ giúp xã hội đột xuất cho các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai theo đúng quy định.

- Phòng Tài chính và Kế hoạch: Chủ động cân đối kinh phí và bố trí kinh phí kịp thời để hỗ trợ khắc phục nhanh chóng các thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Phòng Văn hóa - Thông tin: Kiểm tra, chỉ đạo các địa phương, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện thực hiện công tác tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện truyền thanh và thông tin lưu động các nội dung về thiên tai để nhân dân biết để chủ động phòng tránh

- Phòng Y tế: Triển khai kế hoạch đảm bảo công tác điều trị, sơ cứu, cấp cứu cho các bệnh nhân và người bị tai nạn khi có thiên tai xảy ra; công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau thiên tai.

- Thủy điện Thượng Lộ, Thượng Nhật: Công ty cổ phần thủy điện Thượng Lộ; Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam (thủy điện Thượng Nhật): Xây dựng và vận hành công trình đúng theo các phương án đã được phê duyệt. Thực hiện các giải pháp để vận hành, xã lũ đảm bảo an toàn cho vùng hạ du; chuẩn bị các vật tư, phương tiện tại chổ sẵn sàng ứng phó khi công trình có sự cố, thành lập đội bảo vệ an toàn công trình và tổ chức trực ban 24/24h vào mùa mưa bão; thường xuyên thông tin tình hình, mực nước lòng hồ, lưu lượng xả lũ cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện; UBND các xã vùng hạ du.

- Trạm Thủy nông Nam Đông: Chủ động các giải pháp bảo vệ các công trình hồ, đập thủy lợi trên địa bàn huyện; bố trí công nhân trực kiểm tra, chuẩn bị những vật tư, thiết bị tại hồ Ta Rinh và hồ Ka Tư để xử lý khi hồ có sự cố.

- Chủ đầu tư và các đơn vị thi công các công trình trên địa bàn huyện: Chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và an toàn cho các hộ gia đình ở gần công trình đang thi công; chằng chống lán trại, di dời công nhân ở những nơi nguy hiểm khi có lụt, bão xảy ra.

- Ngoài các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp trên, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện chủ động xây dựng Kế hoạch, giải pháp phòng, chống thiên tai của đơn vị mình, phân công cán bộ theo dõi công tác phòng chống thiên tai.

Lê Minh Huân
Các tin khác
Tin cùng nhóm
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 4.011