Tìm kiếm
“Người Cơ tu Vững tin Đảng – Nhớ ơn Bác Hồ kính yêu”
False 20468Ngày cập nhật 18/01/2021

Huyện Nam Đông có 6 xã dân tộc Cơ tu, dân số toàn huyện khoảng 27 nghìn người, dân tộc thiểu số chiếm 43%. Trước đây chưa có Đảng, chưa có Bác Hồ, trong chế độ phong kiến và thực dân pháp các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, dân tộc Cơ tu ở huyện Nam Đông nói riêng hết sức nghèo nàn và lạc hậu, thường xuyên đói khát làm không đủ ăn, đau ốm không có thuốc men chữa bệnh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nên giữa sinh với tử gần ngang nhau. Đất rộng người thưa, thậm chí có gia đình, có thôn xóm mất phiên hiệu làng xóm. Khi đau ốm thường lấy gà, heo, trâu bò để cúng, mê tín dị đoan hết sức nặng nề, chết sống đều tin do ma do trời gây nên, giàu nghèo do số phận của mọi người, mọi gia đình, dòng họ.

 

Từ nghèo nàn và lạc hậu nên bị chia rẻ, bị khinh bỉ nặng nề, bà con đồng bằng thường gọi khách mọi dài đuôi, giữa dân tộc thiểu số vùng này nghi kỵ và chia rẽ dân tộc thiểu số vùng khác, dân tộc Cơ tu vùng thấp sợ hãi dân tộc Cơ tu vùng cao, thường đồn nhau dân tộc Cơ tu vùng cao thường chém giết người lạ mặt và nhiều loại thuốc độc chết người.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ năm 1945 – 1946 cách mạng miền Nam đang gặp khó khăn. Đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm ráo riết thiết lập chính quyền tay sai từ tỉnh, huyện xuống thôn, ấp, đồng thời ồ ạt đưa quân đội lập đồn bốt khắp nơi ở miền Tây Thừa Thiên Huế, âm mưu của chúng hết sức thâm độc, vừa mua chuột vừa khủng bố đàn áp một cách khốc liệt làm cho nhân dân hoảng sợ để đi theo chúng. Trong lúc đó lực lượng cách mạng rất mỏng mỗi xã từ 1 đến 2 đồng chí hoạt động bí mật để xây dựng cơ sở cách mạng như: Kềm cặp thanh niên để kết nạp thanh niên cách mạng, kết nạp đảng viên, vừa hướng dẫn nhân dân đấu tranh chống bắt lính, đóng thuế, chống tham gia đi mở đường giao thông chiến lược, như đường 12 lên A Lưới, đường 14 vào Đà Nẵng.

Tuy lực lượng Mỹ Diệm đổ xô, đàn áp ác liệt nhưng nhân dân các dân tộc quyết không theo mặc âm mưu của chúng. Lực lượng cách mạng tuy mỏng, nhân dân nghe tên Đảng, tên Bác Hồ không khác gì ánh sáng của mặt trời chiếu vào lòng nhân dân nên nhân dân vẫn tin tưởng, tuy chưa nhìn thấy cụ thể hình ảnh của Đảng của Bác Hồ. Năm 1974 có chủ trương của Đảng, của Bác Hồ cho các cụ Gìa làng có uy tín trong thôn, trong xã, trong vùng ra thăm miền Bắc Xã hội Chủ Nghĩa, được gặp Bác Hồ, được Bác Hồ trực tiếp trao đổi giao nhiệm vụ cho các cụ khi trở vào miền Nam, các cụ phải vận động nhân dân không để mắc âm mưu của đế quốc mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm, đấu tranh không cho con em đi lính, không tham gia công việc của chúng.

          Vận động nhân dân đoàn kết Kinh - Thượng, đoàn kết các dân tộc. Vận động bà con tăng gia sản xuất, mua dự trữ muối ăn, vài cái rựa, vài cái rìu đề phòng chiến tranh kéo dài. Vận động nhân dân tham gia cách mạng, đưa con em đi thoát ly cách mạng, tham gia thanh niên Trường Sơn, sau này là Đoàn 59; nuôi dưỡng, che chở bảo vệ cán bộ hoạt động bí mật.

Nhờ các cụ tận mắt nhìn thấy chế độ ưu việt của Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc, đặc biệt tiếp xúc trực tiếp và được Bác Hồ ân cần dạy bảo nên lòng tin của các cụ càng cao. Các cụ trở về quê hương, các cụ thực hiện lời dạy của Bác Hồ, các cụ vừa vận động nhân dân, các cụ vừa gương mẫu miệng nói tay làm đưa con em ra miền Bắc để đào tạo, vừa đưa con em thoát ly, tham gia bộ đội nên toàn dân noi theo và càng tin tưởng tuyệt đối. Dù ác liệt hy sinh gian khổ nhưng nhân dân quyết không sợ, quyết không đầu hàng kẻ thù, quyết tâm chiến đấu đến cùng để giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà.

Thể hiện lòng tin và lòng trung thành đối với Đảng, đối với Bác Hồ, nhân dân các dân tộc đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu có 3045 người, 183 gia đình liệt sĩ, 292 đồng chí thương binh, 120 bệnh binh, 1338 gia đình có công với nước, 8 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 6/6 xã được nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Các dân tộc có tình cảm sâu sắc với Bác Hồ, nhiều người lấy họ Bác Hồ, đặt họ mình là họ Hồ. Năm 1969 nghe tin Bác mất nhiều gia đình tự giác lập bàn thờ để thờ Bác Hồ như thờ bố mẹ mình trong nhà.

Phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước, năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đưa bà con đồng bằng lên xây dựng kinh tế mới. Bà con dân tộc thiểu số tuy nghèo nhưng sẵn sàng đón tiếp, nhường đất đai quê hương, hỗ trợ giống má, giúp đỡ tạo điều kiện cho bà con sớm ổn định cuộc sống.

Năm 1976, chủ trương của Đảng và nhà nước ta hợp nhất tỉnh, huyện. Huyện Nam Đông hợp nhất với huyện Phú Lộc, nhân dân các dân tộc ở Nam Đông vui lòng chấp hành, vì vùng Nam Đông từ xưa là của huyện Phú Lộc. Nhưng do đặc điểm, hoàn cảnh kinh tế - xã hội đang khó khăn chung cả tỉnh, cả nước. Huyện Nam Đông hợp nhất với Phú Lộc vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn vì địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông vừa xuống cấp vừa chưa có, phương tiện đi lại thiếu thốn, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện Đảng bộ Phú Lộc không được thường xuyên cho nên kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân đói nghèo, văn hóa lạc hậu, an ninh quốc phòng phức tạp. Đến năm 1990 lại có chủ trương tách tỉnh, tách huyện, huyện Nam Đông lại chia tách từ huyện Phú Lộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân xác định Nam Đông, Phú Lộc chia tách nhưng vẫn anh em một nhà, có trách nhiệm giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn để đưa huyện mới chia sớm ổn định.

Một lần nữa cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc nói chung, dân tộc Cơ tu ở huyện Nam Đông nói riêng khẳng định nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu lãnh đạo, dạy bảo thì các dân tộc không có như ngày hôm nay. Đồng bào từ du canh du cư nay định canh định cư, từ phát cốt đốt trỉa nay biết thâm canh ruộng nước hai vụ có năng suất, từ phá rừng nay biết trồng cao su, trồng rừng kinh tế có thu nhập; từ đói nghèo nay ổn định cuộc sống, một số người biết làm giàu, kinh tế thực sự phát triển, văn hóa xã hội tiến bộ. Con em dân tộc từ mù chữ nay có trình độ học vấn THCS, THPT, có đại học, kỹ sư; từ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan nặng nề nay biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi. Biết tham gia buôn bán, biết phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để làm giàu. Con em đồng bào dân tộc từng bước trưởng thành tham gia làm cán bộ lãnh đạo của Đảng, cán bộ quản lý Nhà nước giỏi ở cấp xã, cấp huyện.

Từ năm 1990 đến nay qua 30 năm tái lập huyện, trong kết quả phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, có một phần nhỏ sự đóng góp của bà con dân tộc thiểu số, thể hiện thành tựu chung của huyện, năm 2005 Đảng và nhà nước đã công nhận và phong tặng danh hiệu cao quý là huyện Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Tuy kết quả trên so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhân dân các dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém đó là: Phát triển kinh tế chưa thật vững chắc, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao, đặc biệt thôn nghèo, xã nghèo vẫn chưa thoát được. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý con em dân tộc có trưởng thành nhưng một số người, một số địa phương tâm huyết với công việc được giao cũng như chăm lo đời sống nhân dân chưa cao.

Xuất phát từ tình hình trên cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thiểu số cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để khắc phục yếu kém nói trên, nhằm đóng góp đắc lực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra. Để thực hiện tốt các nội dung trên nội bộ cán bộ nhân dân các dân tộc phải đoàn kết thực sự thành một khối thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hành động nói và làm theo Nghị quyết, mãi mãi phát huy truyền thống huyện anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới./.

 

Hồ Trọng Kình, Nguyên TUV, Bí thư Huyện ủy

 

 

Lê Minh Huân
Các tin khác
Tin cùng nhóm
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 5.966