Phòng Dân tộc huyện Nam Đông
A. Giới thiệu chung
Phòng Dân tộc huyện
Địa chỉ: Thị trấn Khe tre, Nam Đông, TT. Huế
Điện thoại: 3.875.716
Email: dt.namdong@thuathienhue.gov.vn
B. Cơ cấu tổ chức
Ông Lê Minh Hòa – Trưởng phòng - SĐT 0397163994
Email: lmhoa.namdong@thuathienhue.gov.vn
-----------------------------------------------------------------------------------
Bà Nguyễn Thị Hoài Thanh - Phó trưởng phòng - SDT 0911564248
Email: nththanh.namdong@thuathienhue.gov.vn
-----------------------------------------------------------------------------------
Bà Trần Thị Mai Thảo - CHuyên viên - SDT 0812425125
Email: ttmthao.namdong@thuathienhue.gov.vn
C. Chức năng, nhiệm vụ
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc tỉnh.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện:
a) Ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện:
Quy hoạch, kế hoạch phát triển và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn;
Phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc cho Phòng Dân tộc và Ủy ban nhân dân cấp xã;
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Dân tộc.
b) Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về lĩnh vực công tác dân tộc đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện các văn bản về lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác dân tộc.
4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số do cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc chủ trì, quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn huyện.
5. Tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tham mưu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số của huyện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh; khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc: trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; trong lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn an ninh, trật tự góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
6. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện xác định xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển và các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù trình cấp thẩm quyền phê duyệt; rà soát, kiểm tra, lập hồ sơ về việc công nhận, bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đúng trình tự, thủ tục theo các quy định hiện hành, gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín.
7. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn.
8. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án và các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
9. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Ban Dân tộc tỉnh về tình hình, kết quả triển khai công tác dân tộc trên địa bàn.
10. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Dân tộc theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
11. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Dân tộc theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
12. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân tộc đối với chức danh công chức được giao phụ trách về lĩnh vực dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện hoặc theo quy định của pháp luật.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều 3. Tổ chức và biên chế
1. Tổ chức:
a) Phòng Dân tộc có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức làm nhiệm vụ chuyên môn. Số lượng Phó Trưởng phòng do Ủy ban nhân dân huyện quyết định;
b) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng; đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân huyện;
c) Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công; thay mặt Trưởng phòng điều hành các hoạt động của Phòng khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
d) Công chức của Phòng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Phòng; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Phòng và trước pháp luật trong việc tham mưu, đề xuất triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
đ) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Biên chế:
a) Biên chế công chức của Phòng Dân tộc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc bố trí công tác đối với công chức của Phòng phải căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức và số biên chế công chức được giao theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Trưởng phòng Dân tộc chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; phân công nhiệm vụ cụ thể đối với lãnh đạo, công chức chuyên môn của Phòng đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật do Trưởng phòng Dân tộc đề nghị, thống nhất với Trưởng phòng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định./.
D. Phân công nghiệm vụ
1. Đông chí: Lê Minh Hòa – Trưởng phòng Dân tộc
- Phụ trách chung; Chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân huyện và Ban Dân tộc tỉnh về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động và nhiệm vụ công tác của phòng theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Duyệt ký các Văn bản do cơ quan ban hành.
- Trình ký cấp trên các văn bản do phòng tham mưu UBND huyện ban hành.
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Công tác bộ máy tổ chức và cán bộ của cơ quan; quản lý tài chính, tài sản, làm chủ tài khoản cơ quan. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ, các chính sách dân tộc thuộc cơ quan quản lý. chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, quản lý kế hoạch mục tiêu chất lương, quản lý công chức, quản lý tài chính và tài sản, ý kiến chỉ đạo, phòng chống tham nhũng; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; xử lý các kiến nghị của cư tri.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi và nắm tình hình kinh tế - xã hội các xã vùng Dân tộc và miền núi: Thượng Quảng, Hương Hữu, Thượng Long và Hương Giang.
2. Đồng chí: Nguyễn Thị Hoài Thanh – Phó Trưởng phòng
- Giúp đồng chí Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước đ/c Trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được phân công; Được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được ủy quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng các văn bản tham mưu, các báo cáo chuyên đề tham mưu UBND huyện liên quan đến lĩnh vực do phòng phụ trách. Dự thảo các quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm, chính sách, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện.
- Theo dõi, tổng hợp tất cả các loại văn bản của các cấp ban hành để kịp thờ báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo.
- Thực hiện soạn thảo các báo cáo và các loại văn bản liên quan khác theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Tham mưu lãnh đạo thực hiện công tác thông tin, báo cáo, lưu trữ phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
- Tham gia thực hiện các chính sách dân tộc như Quyết định số 2085/QĐ-TTg; Chương trình 135;
- Tham mưu công tác kế toán, quản lý ngân sách, quản lý tài sản của Phòng theo đúng pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ ( phối hợp với kế toán hợp đồng).
- Một số nhiệm vụ khác:
+ Chỉ đạo nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015; xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin. Phụ trách các bản tin của ngành đăng trên trang thôn tin điện tử;
+ Tiếp công dân, dân vận chính quyền, quy chế dân chủ, quy chế ứng xử, xây dựng cơ quan văn hóa;
+ Xây dựng chương trình công tác năm, quý, tháng;
+ Lãnh đạo công chức thực hiện ngày chủ nhật xanh, vệ sinh cơ quan, nơi làm việc.
+ Chủ trì phối hợp với kế toán đề xuất và thực hiện mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác cơ qua
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công.
- Theo dõi và nắm tình hình kinh tế - xã hội các xã vùng Dân tộc và miền núi: Hương Sơn, Hương Hòa, Thị Trấn và Hương Lộc
3. Đồng chí: Trần Thị Mai Thảo – Chuyên viên
- Tham mưu Bảo hiểm về khám, chữa bệnh cho người nghèo theo QĐ 1010; Người có uy tín theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg;
- Tham mưu báo cáo về công tác Dân tộc: tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Tham mưu công tác phòng chống tham nhũng;
- Tham mưu quản lý hồ sơ công chức, viên chức;
- Tham mưu đánh giá chất lượng hoạt động cơ quan, đánh giá công chức, viên chức theo quy định;
- Tham mưu công tác thi đua, khen thưởng;
- Tham mưu thực hiện công tác xây dựng cơ quan văn hóa;
- Tham mưu cải cách hành chính; công nghệ thông tin.
+ Tham mưu quản lý văn thư, lưu trữ (cả văn bản giấy và trên môi trường mạng), quản lý con dấu theo đúng quy định.
+ Làm thủ quỹ của cơ quan;
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Phòng.
- Theo dõi và nắm tình hình kinh tế - xã hội các xã vùng Dân tộc và miền núi: Thượng Nhật, Thượng Lộ và Hương Phú
Ngoài các nhiệm vụ đã được phân công, đề nghị cán bộ, công chức của phòng có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ; Đồng thời, phải thực hiện những nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo phòng phân công.