Tìm kiếm
Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
False 22978Ngày cập nhật 28/01/2021

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020

và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

 

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ổn định, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chương trình trọng điểm, chương trình công tác của UBND huyện được triển khai cơ bản đúng tiến độ. Tuy nhiên trong năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời tiết diễn biến bất thường đặc biệt là cơn bão số 5 và số 9 làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội của huyện. Với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện đề ra, nhờ vào sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nổ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân huyện Nam Đông, trong năm 2020 kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như sau:

* Chỉ tiêu kinh tế

(1) Tổng giá trị sản xuất đạt 101,3% kế hoạch, tăng 12,1% so với cùng kỳ (KH 10-11%).

Trong đó: 

- Công nghiệp - Xây dựng đạt 101% kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ (KH 7,7%).

- Nông - lâm - ngư nghiệp đạt 115,3% kế hoạch, tăng 21,9% so với cùng kỳ (KH 5,8%).

- Dịch vụ đạt 90,2% kế hoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ (KH 18,5%).

(2) Thu nhập bình quân đầu người là 41,2 triệu đồng (40 triệu đồng ).

(3) Tổng sản lượng lương thực có hạt: 4.695,4 tấn (KH 4.500 tấn).

(4) Tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn là 457 tỷ đồng (KH 455 tỷ).

(5) Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 29,2 tỷ đồng (KH 25,5 tỷ đồng).

* Chỉ tiêu xã hội

(6) Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 14,5%o (KH 15,8%o).

(7) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia: 4,65% (KH 4,65%).

(8) Đào tạo lao động: 220 người (KH 520 người); giải quyết việc làm: 425 người (KH 420 người).

(9) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới: 9,9% (KH <10%).

(10) Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là 96,45% (KH 95%).

(11) Lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là: 20,25% (KH 20-22%).

(12) Xuất khẩu lao động: 9 người (KH 40 người).

* Chỉ tiêu môi trường

(13) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý: 95,1% (KH 95%).

(14) Tỷ lệ hộ dùng nước sạch: 59,26% (KH 74%).

(15) Tỷ lệ độ che phủ rừng: 83,4% (KH 83,4%).

* Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới

(16) Có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Thượng Lộ được công nhận trong năm 2020, xã Thượng Nhật đã làm hồ sơ đề nghị công nhận) (KH phấn đấu 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới).

 Như vậy, trong 16 chỉ tiêu đưa ra trong năm 2020 thì có 3 chỉ tiêu không đạt đó là: Đào tạo lao động; xuất khẩu lao động; tỷ lệ hộ dùng nước sạch.

I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các ngành, lĩnh vực

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với Chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp toàn diện

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong năm 2020 là 490,59 tỷ đồng (giá cố định 2010), đạt 115,3% kế hoạch năm, tăng 21,9% so với cùng kỳ.

a) Trồng trọt:

- Tổng diện tích cây lương thực đã gieo trồng là 956,1/915 ha, đạt 104,45% kế hoạch cả năm (trong đó lúa 618,9/645 ha; ngô 337,2/270 ha); năng suất bình quân lúa nước cả năm là 54,9 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 4.695,4/4.500 tấn, đạt 104,34% kế hoạch cả năm (trong đó lúa 3.393,8 tấn; ngô 1.301,6 tấn). 

- Cây màu và các loại cây lương thực khác: Nhìn chung các loại cây màu gieo trồng các vụ trong năm 2020 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể từng loại cây trồng như sau:

- Cây sắn: Diện tích đến nay đã trồng 668/600 ha, đạt 111,3% so với kế hoạch, trong đó sắn công nghiệp 573 ha.

- Khoai lang: Diện tích đã trồng 93,8/90 ha, đạt 104,2% so với kế hoạch; cây lấy bột khác đã trồng 70/68 ha, đạt 102,9% kế hoạch.

- Cây đậu các loại: Diện tích trồng được 169/160 ha, đạt 105,6% kế hoạch cả năm; lạc vỏ đã trồng 14/12 ha, đạt 116,7% kế hoạch.

- Rau các loại: Tổng diện tích gieo trồng là 266/243 ha, đạt 101,3% kế hoạch cả năm; trong đó cây ớt đã trồng 19,9 ha.

- Cây mía: Diện tích đã trồng 25,5/25 ha, đạt 102% kế hoạch cả năm.

- Mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màn: Hiện nay có 4 mô hình hoạt động hiệu quả (trong đó có 2 mô hình trồng rau và 2 mô hình trồng hoa). Trong năm đã tổ chức cho 05 hộ dân đăng ký làm nhà lưới, nhà màng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh với diện tích đăng ký là 4.430m2. Đến nay đã hoàn thành được 03 hộ với diện tích 2.080m2, 02 hộ đang thực hiện dự kiến đến cuối năm sẽ hoàn thành.

- Kinh tế vườn: Được xác định là năm trọng điểm về chỉ đạo công tác lập vườn, chăm sóc vườn, đến nay đã có 10/10 xã, thị trấn thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo làm vườn để triển khai thực hiện; UBND huyện đã tổ chức phát động phong trào làm vườn lồng ghép với xây dựng nông thôn mới năm 2020 tại xã Thượng Nhật. Trong năm có 4.036 hộ hưởng ứng; trong đó có 240 hộ trồng mới, 1.034 hộ cải tạo, 2.762 hộ chăm sóc, xây dựng được 21 vườn mẫu với diện tích 8,37 ha; giá trị thu nhập bình quân từ kinh tế vườn ước đạt 47 triệu đồng/ha/năm.

+ Cây cam: Ước thực hiện đến cuối năm trồng được 54/55ha; đạt 98,18% kế hoạch (trong đó: Dự án Cam 50 ha; người dân tự trồng 4 ha).

+ Cây chuối: Đã trồng được 27,5 ha (trong đó: Người dân tự trồng 17,5 ha; dự án chuối là 10 ha)

+ Cây dứa: Đã trồng được 14 ha đạt 100% kế hoạch đề ra.

+ Ngoài ra, người dân tự đầu tư trồng mới gần 7,5ha các loài cây khác như ổi, bưởi, mít, cau...

- Cây cao su: Tổng diện tích cao su hiện có 2.317ha giảm 180 ha so với cùng kỳ, nguyên nhân do người dân tự chặt phá và bão số 9 làm gãy đổ; diện tích đưa vào khai thác khoảng 2.100ha; sản lượng khai thác ước đạt 11.500 tấn mủ đông, đạt gần 100% kế hoạch cả năm; thu nhập bình quân ước đạt 51,6 triệu đồng/ha/năm.

b) Chăn nuôi:

- Chăn nuôi đại gia súc: Tổng đàn bò đã nuôi trong năm là 3.249 con (có mặt tại thời điểm điều tra là 2.481 con, bò lai chiếm khoảng 77,8%). Đàn trâu đã nuôi trong năm là 2.064 con (có mặt tại thời điểm điều tra là 1.754 con).

- Chăn nuôi lợn: Tổng đàn lợn đã nuôi được đến nay là 20.000 con (số con có mặt tại thời điểm điều tra 8.700 con, tăng 2.200 con so với cùng kỳ năm trước, đàn lợn nái là 1.000 con); sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 734,5 tấn (tương đương 11.300 con; bình quân mỗi con xuất chuồng 65 kg). Nguyên nhân đàn lợn tăng do khi hết Dịch tả lợn Châu phi một số bà con và các trang trại tái nuôi trở lại; đặc biệt gần đây giá thịt tăng cao.

- Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm hiện có 324.750 con, tăng 74.750 con so với cùng kỳ; trong đó: gà 292.000 con, chiếm 89,9% so với tổng đàn gia cầm. Hiện nay, toàn huyện vẫn duy trì 08 lò ấp trứng với công suất từ 300-500 trứng.

- Công tác thú ý: Từ đầu năm đến nay đã tiêm phòng được 4.650 liều Vaccine tam liên lợn; 4.056 liều Vaccine lở mồm long móng; 4.600 liều Vaccine tụ huyết trùng trâu bò; 13.500 liều Vaccine gia cầm và 1.800/1.850 liều Vaccine dại chó, đạt 97,3 %.

c) Thủy sản: Diện tích đã thả nuôi 65/65 ha; đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là cá trắm cỏ, chép và cá rô phi đơn tính; sản lượng khai thác và đánh bắt ước đạt 255/250 tấn, đạt 102% kế hoạch.

d) Lâm nghiệp: Từ đầu năm đến nay đã khai thác và trồng lại được 1.600 ha rừng; sản lượng gỗ khai thác đạt 147.000 tấn gỗ nguyên liệu, năng suất trung bình khoảng 80 tấn/ha; ước tính diện tích cây keo gãy đổ trong cơn bão số 9 vừa qua khoảng 450ha, trong đó keo trên 4 năm tuổi khoảng 300ha. Đã phát động phong trào trồng cây phân tán 200 cây sao đen tại nhà rông xã Thượng Nhật, các điểm công cộng và nhân dân đã tự trồng gần 10.000 cây keo phân tán dọc theo các đường liên thôn. Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ đã trồng được 99,8 ha/100 ha, đạt 99,8% kế hoạch cả năm (2,0 ha cây gừng gió; 97,8 ha cây mây). Dự án Trường Sơn Xanh đã hỗ trợ tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên với diện tích 500 ha (trong đó Thượng Long 90,93 ha và Thượng Quảng 409,07 ha); trồng bổ sung cây mây dưới tán rừng với diện tích 67,8 ha tại xã Thượng Quảng.

Đã triển khai thực hiện tốt công tác PCCCR, xảy ra 01 vụ cháy rừng với diện tích 300m2. Từ đầu năm đến nay xảy ra 98 vụ vi phạm xâm lấn rừng lấy đất sản xuất với diện tích 12,019 ha, tăng 66 vụ so với cùng kỳ; vẫn còn tình trạng mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép và các vi phạm vắng chủ khác. Hạt Kiểm lâm đã xử phạt và tham mưu UBND huyện xử phạt hành chính 53 vụ, số tiền phạt là 233,3 triệu đồng, tịch thu 39,45m3 gỗ các loại, khởi tố 01 vụ án hình sự “vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” ở địa bàn xã Thượng Long.

1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, quy hoạch và khoa học công nghệ

a) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN trong năm ước đạt 246,79 tỷ đồng (giá cố định 2010), đạt 100,1% kế hoạch năm, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở nhìn chung hoạt động ổn định. Ước sản lượng một số sản phẩm chủ lực năm 2020: May công nghiệp 32,4 triệu sản phẩm, chế biến mủ cao su ước đạt 506 tấn; chế biến gỗ rừng trồng hơn 9.300m3; sản xuất vật liệu xây dựng ổn định. Ngành nghề nông thôn: Sửa chữa ô tô, cơ khí, mộc rèn, xây dựng, sản xuất thực phẩm, thủ công mỹ nghệ,... được duy trì ổn định. Xây dựng đề án phát triển công nghiệp, TTCN giai đoạn 2021-2025; đã hỗ trợ 02 Đề án khuyến công cấp huyện; hoạt động cung cấp điện, cung cấp nước sạch ổn định.

b) Đầu tư – xây dựng: Đã huy động và lồng ghép tốt các nguồn lực đầu tư; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thị trấn Khe Tre, gắn với việc chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới. Quản lý tốt công tác đầu tư xây dựng, nhất là trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, quản lý quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đôn đốc công tác nghiệm thu, giải ngân, quyết toán đúng quy định.

- Công tác lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy định của tỉnh, đặc biệt là lựa chọn nhà thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ theo đúng quy định.

- Tình hình thanh toán vốn đến thời điểm 31/10/2020:

+ Các công trình chuyển tiếp được bố trí kế hoạch vốn trong năm 2020: Ngân sách tỉnh giải ngân 92,21% kế hoạch vốn; ngân sách huyện giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn; Chương trình MTQG giải ngân đạt 94,4% kế hoạch vốn; đến cuối năm sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn giao.

+ Các công trình khởi công năm 2020: Ngân sách tỉnh giải ngân đạt 93,25% kế hoạch vốn; ngân sách huyện giải ngân đạt 80% kế hoạch vốn; Chương trình MTQG giải ngân đạt 81,3% kế hoạch vốn; đến cuối năm sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn giao.

Một số dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn: Công ty cổ phần đầu tư Hà An Phú Lộc đang triển khai dự án nhà máy chế biến đá ốp lát Gabro; phối hợp với các doanh nghiệp khảo sát mỏ đá tại xã Hương Sơn; đang triển khai các thủ tục đầu tư dự án nhà máy chế biến đá granit của công ty TNHH Thạch Phú Hưng, dự án nhà máy cưa xẻ gỗ rừng trồng của Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Thượng Nhật; Dự án phát triển vùng trồng cam và trồng cây dược liệu giá trị cao của Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Kim Nguyên đã đủ điều kiện để chấm dứt hoạt động dự án, tỉnh sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo quy định; tỉnh đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ để có phương án tiếp tục cho gia hạn thời gian thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thiên nhiên Thác Trượt tại huyện Nam Đông; tỉnh đã kiểm tra các thủ tục đầu tư liên quan đối với Dự án Thủy điện Thượng Nhật. Tỉnh đã đồng ý chủ trương cho phép Công ty TNHH HOSHI TQC nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các loại dây bện và lưới tại Cụm công nghiệp Hương Hòa; đã hoàn thiện thông tin kêu gọi dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu tại xã Hương Xuân...

c) Quy hoạch: Cụm công nghiệp Hương Phú đã được UBND tỉnh quyết định thành lập, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương lập quy hoạch chi tiết, hiện đã phê duyệt dự toán và đang triển khai các bước tiếp theo. Đã điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và khảo sát, đo đạc, cắm mốc cụm công nghiệp Hương Hòa. Đã tổ chức công bố Quy hoạch chung thị trấn Khe Tre đến năm 2030. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã; chuẩn bị các thủ tục để triển khai quy hoạch nông thôn mới các xã thời kỳ 2021-2030 khi đủ điều kiện.

d) Khoa học công nghệ: Tổ chức triển khai việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; hoàn thành dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “Nam Đông” cho các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây Ổi Lê tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã hoàn thành.

1.3. Dịch vụ: Giá trị sản xuất dịch vụ trong năm là 463,90 tỷ đồng (giá cố định năm 2010), đạt 90,2% kế hoạch năm, bằng 106,8% so với cùng kỳ. Khu du lịch sinh thái Thác mơ đang hoạt động có hiệu quả; trong năm đã đón khoảng 6.800 lượt khách, doanh thu 750 triệu đồng, du lịch Thôn Dỗi đón 3 đoàn khách với 43 lượt, doanh thu khoảng 6,5 triệu đồng; các nhà nghỉ trên địa bàn đón 990 lượt khách, doanh thu từ hoạt động lưu trú đạt khoảng 150 triệu đồng; tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các hoạt động du lịch, dịch vụ bị trì trệ.

1.4. Tài nguyên - môi trường, giải phóng mặt bằng

a) Tài nguyên – môi trường: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản và việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án trên địa bàn. Việc vận chuyển rác sinh hoạt thực hiện theo đúng kế hoạch, 100% thôn, tổ dân phố đã được bố trí điểm thu gom, nâng tổng số điểm thu gom toàn huyện lên 236 điểm, với 623 thùng rác các loại; tỷ lệ thu gom toàn huyện là 95,1%. Thẩm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở đối với diện tích 2.608,5m2; ước đến 20/10/2020, tỷ lệ cấp mới đạt 98,02%, tỷ lệ cấp đổi đạt 64,52%. Triển khai mạnh mẽ các hoạt động Ngày Chủ nhật xanh cùng với “Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải” trên địa bàn.

b) Giải phóng mặt bằng: Tăng cường công tác thẩm định điều kiện bồi thường về đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện các công trình/dự án với tổng diện tích đã thu hồi đất để thực hiện giải phóng mặt bằng tính đến nay là 24,37 ha.

1.5. Tài chính – tín dụng

a) Tài chính: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách, đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản chi, thực hiện tiết kiệm chi năm 2020 theo đúng chỉ thị của tỉnh; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nhằm phát hiện, truy thu số thuế kê khai chưa đúng, xuất toán nộp ngân sách các khoản chi không hợp lệ; ngăn ngừa, chấn chỉnh quản lý thu chi trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý tài sản công.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 33,32 triệu đồng; Trong đó thu ngân sách địa phương hưởng ước đạt 29,2 (đạt 114,50% so với NQ HĐND huyện giao), bằng 68,1% so với cùng kỳ năm trước.

- Chi ngân sách ước đạt 252,46 tỷ đồng, đạt 99,85% dự toán giao trong năm. Chi ngân sách đảm bảo theo dự toán, đúng nguyên tắc, chế độ, giải quyết kịp thời các nhu cầu chi. Đã thực hiện cắt giảm một số nhiệm vụ chưa cần thiết cấp bách, thiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên 8 tháng cuối năm và cắt giảm 70% chi công tác phí, hội nghị theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

b) Tín dụng - Ngân hàng: Hoạt động của các ngân hàng ổn định, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Ước đến 21/12/2020, tổng dư nợ vay là 546,8 tỷ đồng, tăng 41,1 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT dư nợ 295 tỷ đồng (nợ xấu 1,9 tỷ đồng), Ngân hàng Chính sách xã hội dư nợ 201,8 tỷ đồng (nợ xấu 40 triệu đồng), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt dư nợ 50 tỷ đồng. Tiền gửi tiết kiệm dân cư là 347,4 tỷ đồng (trong đó: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 256 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 23,4 tỷ đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là 68 tỷ đồng), tăng 60,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

1.6. Phát triển kinh tế tập thể: Việc phát triển kinh tế tập thể được thường xuyên quan tâm, đặc biệt là mô hình hợp tác xã (HTX) theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Tổng số HTX đang hoạt động trên địa bàn huyện là 10 HTX; quy mô hoạt động của các HTX tương đối nhỏ lẻ, chỉ có một số HTX hoạt động có hiệu quả (HTX lâm nghiệp bền vững Thượng Nhật; HTX nông nghiệp Hương Giang hoạt động ở mức độ nhỏ, có doanh thu, lợi nhuận nhưng chưa cao; HTX cao su Nam Đông hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thu mua mủ cao su; HTX Hương Phú chủ yếu hoạt động thu mua gỗ rừng trồng để sản xuất gỗ pallet). Trong năm, do một số HTX trên địa bàn không phát huy hiệu quả nên đã giải thể 01 HTX; thực hiện các thủ tục thay đổi tên, thành viên và bổ sung ngành nghề cho 01 HTX (HTX du lịch cộng đồng thôn Dỗi). Đã tổ chức đánh giá 2 sản phẩm OCOP năm 2019 cấp huyện đạt 3 sao, được cấp tỉnh đánh giá 2 sản phẩm đạt 3 sao; đang hoàn thiện để đánh giá 02 sản phẩm OCOP năm 2020.

1.7. Tồn tại, hạn chế:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân còn ở quy mô nhỏ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, thiếu liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Vẫn còn nhiều hộ dân thiếu quan tâm đến kinh tế vườn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số xã đối với sản xuất nông nghiệp chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc.

- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường; dịch bệnh ngày càng nhiều và khó ngăn chặn đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Giá cả đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nên khó tiêu thụ, đặc biệt là giá thu mua mủ cao su vẫn còn thấp đã ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Vẫn còn một số diện tích cây cao su khai thác không đúng kỹ thuật làm giảm chất lượng, năng suất và tuổi thọ; một phần diện tích cao su bị người dân tự chặt phá.

- Công tác quy hoạch vẫn còn chậm hiệu quả chưa cao, Đề án làng văn hóa dân tộc Cơ Tu theo Nghị quyết 04-NQ/HU chậm sơ, tổng kết.

- Doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp rất hạn chế; một số HTX trên địa bàn hoạt động không hiệu quả, tuy được thành lập nhưng việc tổ chức hoạt động còn khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, sản xuất kinh doanh.

- Tình trạng chặt phá, xâm lấn rừng lấy đất sản xuất và khai thác vận chuyển lâm sản trái phép và cháy rừng vẫn còn xảy ra, không giảm mà có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ

- Dự án cấp nước 5 xã vùng trên triển khai chậm làm ảnh hưởng đến tiêu chí nước sạch của các xã và huyện.

- Nguồn thu ngân sách (thu ngoài quốc doanh) gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các doanh nghiệp vãng lai vẫn chây ỳ, chậm nộp.

- Vi phạm làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.1. Giáo dục - đào tạo gắn với Chương trình trọng điểm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Tổng kết một số đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực Giáo dục và tổ chức khai giảng năm học mới, triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa lớp 1 theo đúng kế hoạch. Tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trong toàn ngành Giáo dục, chỉ đạo các trường thực hiện hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và quản lý việc học trên truyền hình, qua internet. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 93,05% (tăng 8,8% so với năm trước), chất lượng tuyển sinh vào Trường THPT nội trú tỉnh đạt cao, có 02 em đỗ vào trường Quốc Học; có nhiều học sinh đạt giải trong các Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng; khoa học kỹ thuật, tin học cấp tỉnh. Huy động học sinh trở lại trường sau nghỉ phòng chống dịch, đã có nhiều giải pháp huy động và duy trì số lượng học sinh tích cực, phù hợp và hiệu quả nên số lượng học sinh bỏ học giảm so với năm học trước, cuối năm học có 49 em bỏ học (THPT: 03 em, THCS: 42 em, TH: 04 em). Tỷ lệ huy động đầu năm học 2020-2021: Nhà trẻ 568 cháu, tỷ lệ 40,72%, Mẫu giáo 1613 cháu, tỷ lệ 99,08%; Tiểu học 2.707 học sinh, tỷ lệ 99,9%; THCS 1529 học sinh, tỷ lệ 99,1%.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận lại 03 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 02 đạt chuẩn mức độ 2. Đến nay, toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia (MN 10 trường, TH 10 trường, THCS 4 trường và THPT 01 trường), trong đó có 05 trường đạt chuẩn mức độ 2.

2.2. Y tế: Công tác khám chữa bệnh được nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị tại địa phương; công tác y tế dự phòng được thường xuyên quan tâm. Trong thời gian dịch Covid-19 đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác phòng chống dịch, bệnh, triển khai phòng chống kịp thời, chốt chặn kiểm tra đo thân nhiệt và cách ly kiểm tra các trường hợp nghi bệnh, sửa chữa phòng phám đa khoa Hương Giang để cách ly các trường hợp bệnh, phun thuốc khử trùng cơ sở các trường học, cơ quan, UBND các xã, thị trấn để phòng chống dịch; tổ chức khai báo y tế toàn dân, triển khai cài đặt ứng dụng bluezone kịp thời... Đến nay, tổng kinh phí từ ngân sách đã chi cho hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 là 630 triệu đồng. Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đã ủng hộ, đóng góp, tài trợ bằng tiền và hiện vật cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Các chương trình y tế Quốc gia, y tế địa phương được triển khai đúng tiến độ. Đến nay có 3 ca bệnh sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong. Tổng số khám chữa bệnh là 45.969 lượt, trong đó, điều trị nội trú là 2.162 lượt, số chuyển tuyến là 2.114 lượt. Tiến hành công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại 431 cơ sở, trong đó: Số cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn là 366, đạt 84,9%.

2.3. Dân số, gia đình và trẻ em: Ban hành Kế hoạch số 527/KH-BCĐ ngày 24/4/2020 về giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Tổng số sinh đến hết tháng 10 năm 2020 là 390 trẻ (nữ 194) so với cùng kỳ giảm 81 trẻ. Số sinh con thứ 3 trở lên là 91 trẻ (giảm 9 trẻ so với cùng kỳ); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 23,3% tăng 2,1% so với cùng kỳ.

2.4. Văn hóa - Thông tin: Đã thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền trực quan Mừng đất nước đổi mới, Mừng Đảng quang vinh, Mừng Xuân Canh Tý; chào mừng 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, các ngày lễ lớn của quê hương đất nước và đặc biệt là tuyên truyền đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện, tỉnh lần thứ XVI, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tổ chức thành công Kỷ niệm 30 năm tái lập huyện Nam Đông (15/10/1990 - 15/10/2020) và 15 năm đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. Đang triển khai hoàn thiện Đề án xây dựng bảo tồn làng văn hóa Cơ tu. Triển khai kế hoạch thực hiện công tác quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn huyện năm 2020; kế hoạch triển khai thực hiện các Phong trào năm 2020; xây dựng kế hoạch công tác gia đình năm 2020 và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2020, thành lập Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình, đến nay trên địa bàn có 59/60 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 98,3%. Có 80/86 cơ quan công nhận và giữ vững đơn vị văn hóa đạt tỷ lệ 93%. Đến nay toàn huyện có 6.274/6.394 hộ gia đình đăng ký văn hóa, đạt tỷ lệ 98,1%, trong đó công nhận 5.649 hộ đạt tỷ lệ 90%.

2.5. Công tác xã hội và đời sống nhân dân: Tình hình dịch bệnh, thời tiết trong năm diễn ra quá phức tạp (Dịch covid; bão số 5 và số 9, sốt xuất huyết, mưa kéo dài...) gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, việc làm, thu nhập... của người dân, tuy nhiên bằng nỗ lực của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm đã góp phần ổn định đời sống nhân dân, các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Đã chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách có công và bảo trợ xã hội; hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội và người có công 4.029 đối tượng với 4,0145 tỷ đồng; 478 hộ kinh doanh và lao động không có giao kết HĐLĐ với kinh phí 0,478 tỷ đồng; có 09 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 14 lao động đã hoàn thành chương trình học tiếng đang chờ thủ tục xuất cảnh và 21 lao động đang tham gia học tiếng. Số lao động đã qua đào tạo là 220 người, số lao động có việc làm mới là 230 người. Các chính sách khác cũng được quan tâm kịp thời như tổ chức thăm hỏi, tặng quà dịp tết Nguyên Đán đến các gia đình chính sách, hộ nghèo...có 5.335 xuất quà với tổng số tiền hơn 1,47 tỷ đồng, hỗ trợ 1.095kg gạo cho 47 hộ dân, với 172 khẩu với tổng số tiền hơn 0,014 tỷ đồng. Đã cấp phát kịp thời kịp thời 130 tấn gạo từ gói hỗ trợ của Chính phủ cho bà con bị thiên tai bão lũ. Qua UBMTTQ Việt Nam huyện, UBND các xã, thị trấn và các tổ chức cá nhân tặng quà thăm hỏi nhân dân trên địa bàn do bị ảnh hưởng thiên tai với 13.089 xuất và tiền mặt ước số tiền 7,4 tỷ đồng...

2.6. Công tác dân tộc, tôn giáo: Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác dân tộc luôn được quan tâm; thăm tặng quà, chúc tết cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức triển khai thực hiện tốt theo Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”; thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 90 hộ với số tiền 135 triệu đồng, hỗ trợ điểm định cư thôn Ta Rị, xã Hương Hữu cải tạo nhà họp thôn và nước sinh hoạt với số tiền 2,68 tỷ đồng; triển khai cấp 8.087 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số các xã thuộc vùng khó khăn.

Trên địa bàn huyện hiện có 03 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Tình hình tôn giáo trong năm ổn định, thuần túy, không có các vụ việc phức tạp nổi cộm xảy ra. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.

2.7. Tồn tại, hạn chế:

- Công tác kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm so với kế hoạch.

- Việc thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch còn hạn chế.

- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ tiêu đào tạo nghề, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không đạt kế hoạch đề ra.

- Vai trò của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước còn chưa thường xuyên.

- Một số phòng ban trực thuộc UBND huyện đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu điều hành công việc hiệu quả vẫn chưa cao .

3. Lĩnh vực Quốc phòng, an ninh

3.1. Quốc phòng: Thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn... các đơn vị dân quân tự vệ đều được kiện toàn, biên chế theo đúng quy định; làm tốt công tác tuyển quân, tuyển sinh năm 2020; phối hợp tổ chức tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ. Thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu; làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 3, 4 theo kế hoạch; làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội, công tác dân vận, góp phần xây dựng nông thôn mới.

3.2. An ninh trật tự: Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đến nay, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định; an ninh chính trị nội bộ không có vấn đề gì xảy ra. Thường xuyên triển khai cái biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đã thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát.

4. Lĩnh vực nội chính. công tác cải cách hành chính gắn với Chương trình trọng điểm về cải cách hành chính

4.1. Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư và phòng chống tham nhũng

Thực hiện tốt chức năng thanh tra, phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vị phạm pháp luật. Từ đầu năm đến nay đã hoàn thành và kết luận 06 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó: 01 cuộc thanh tra và 01 cuộc kiểm tra năm trước chuyển sang; 01 cuộc thanh tra và 01 cuộc kiểm tra theo kế hoạch; 02 cuộc thanh tra đất đai đột xuất. So với năm 2019 giảm 04 cuộc thanh tra. Tại các cuộc thanh tra đã có kết luận, kiến nghị thu hồi 47,79 triệu đồng, phát hiện vi phạm về đất đai với diện tích 59.280,5m2, kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận QSD đất và kiến nghị cấp đổi, cấp mới Giấy chứng nhận; không có trường hợp nào bị kiến nghị xử lý về hành chính. Đôn đốc, theo dõi thực hiện các nội dung Kết luận thanh tra số 270/KL-UBND ngày 02/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Duy trì nghiêm túc công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Trong đó tiếp dân định kỳ 36 buổi, có 73 lượt người với 81 kiến nghị, phản ánh. Tiếp công dân thường xuyên 201 buổi có 35 lượt người với 35 kiến nghị, phản ánh; không có tiếp công dân đột xuất. Đơn thư thụ lý, giải quyết là 66 đơn (61 đơn tiếp nhận trong kỳ, 05 đơn kỳ trước chuyển sang); trong đó, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện là 11 đơn, đơn thuộc thẩm quyền các cơ quan, xã, thị trấn là 55 đơn. Các kiến nghị, đơn thư đã được lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu giải quyết kịp thời. Công tác phòng, chống tham nhũng đã được quan tâm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa. Gắn công tác thanh tra hành chính, thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật, thanh tra chuyên đề với việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

4.2. Công tác Tư pháp: Công tác kiểm tra, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định; rà soát, công bố danh mục các văn bản QPPL còn hiệu lực, hết hiệu lực. Trong năm 2020, toàn huyện đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được 237 cuộc, với 14.350 lượt người tham dự; tổ chức soạn thảo in và cấp phát số tài liệu phục vụ phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được 12.977 bản tờ rơi có nội dung tuyên truyền các luật; phối hợp với các cơ quan liên quan phát sóng chương trình PBGDPL trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở với 60 lần; thường xuyên tuyên truyền phổ biển pháp luật trên Trang thông tin điện tử của UBND huyện cũng như tổ chức nhiều cuộc thi với nhiều lượt người tham dự. Tiếp nhận 152 vụ việc có nhu cầu hòa giải, trong đó, hòa giải thành 127 vụ việc, hòa giải không thành 12 vụ việc, đang hòa giải 13 vụ việc, các vụ việc hòa giải chủ yếu về tranh chấp đất đai. Tổ chức đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 của các xã, thị trấn; qua đánh giá có 10/10 xã, thị trấn đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Triển khai thực đăng ký các loại sự kiện hộ tịch, chứng thực theo đúng quy định.

4.3. Công tác Nội vụ: Công tác tổ chức bộ máy thường xuyên được củng cố, kiện toàn; các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, đúng quy định của pháp luật; công tác thi đua, khen thưởng được thường xuyên quan tâm. Trong năm đã tinh giản biên chế đối với 10 trường hợp theo đúng quy định; điều động, xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã và công chức, viên chức cấp huyện đối với 10 trường hợp. Trình Thường trực HĐND huyện phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐND huyện, nhiệm kỳ 2016-2021; Nghị quyết xác nhận kết quả miễn nhiệm, bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với Trưởng Công an huyện và Trưởng phòng Nội vụ huyện; trình cấp có thẩm quyền hoặc thực hiện phê chuẩn và miễn nhiệm một số chức danh HĐND, UBND cấp xã. Tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với 07 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với 13 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học thuộc thẩm quyền quản lý; điều động, chuyển đổi vị trí và bố trí công tác đối với một số công chức cấp huyện, viên chức sự nghiệp và cán bộ, công chức cấp xã. Thành lập, kiện toàn 12 tổ chức phối hợp liên ngành; hợp nhất tổ chức đối với 02 Hội. Tổ chức triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương, Tỉnh về công tác cán bộ.

4.4. Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin:

Trong năm 2020, công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả tích cực. Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực canh tranh năm 2020; tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật được kiểm soát chặt chẽ; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm về cải cách hành chính (Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức); triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định, thủ tục hành chính để tổ chức thực hiện tại Trung tâm Hành chính công huyện và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, đáp ứng nhu cầu giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức trên địa bàn; đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tiếp tục thực hiện việc khoán biên chế và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả biên chế và kinh phí hoạt động.

Trung tâm Hành chính công huyện chú trọng đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phục vụ trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ TTHC của cá nhân, tổ chức trên địa bàn. Tính đến ngày 30/10/2020, đã tiếp nhận là 4.226 hồ sơ, hoàn trả 4.182 hồ sơ (trong đó: giải quyết đúng và trước đạt tỷ lệ 99,2%; giải quyết trễ hạn 34 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,8%); 100% lượt khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân trong giao dịch TTHC đều đạt mức hài lòng và rất hài lòng.

4.5. Tồn tại, hạn chế:

- Công tác tiếp công dân định kỳ, thường xuyên trong năm đã được quan tâm tổ chức thực hiện tuy nhiên vẫn còn một số đơn thư kiến nghị phản ánh của người dân một số địa phương và các ngành giải quyết còn chậm và kéo dài chưa dứt điểm.

- Công tác tôn giáo trong năm không để phát sinh những vấn đề nổi cộm tuy nhiên một số vụ việc nhỏ xảy ra vẫn giải quyết chậm và chưa dứt điểm.

         - Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, kiện toàn cán bộ một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm.

- Công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin ở một số xã chưa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn để xảy ra hồ sơ trễ hạn; tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến còn thấp.

5. Chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới

Đã tập trung chỉ đạo, huy động, lồng ghép các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, từng bước đầu tư các công trình thiết yếu, đặc biệt là các công trình phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh, văn hóa, giáo dục và đào tạo; vận động nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, cải thiện vệ sinh môi trường, thực hiện tốt các hoạt động Ngày Chủ nhật xanh quy mô toàn diện, bước đầu phát huy hiệu quả. Nhìn chung nhận thức cán bộ và nhân dân ngày càng nâng lên trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc; số lượng, chất lượng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới được nâng lên.

Đến nay đã có 6 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; xã Thượng Nhật đến nay đạt 19/19 tiêu chí; đang thực hiện các thủ tục đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM đối với xã Thượng Nhật và xã NTM nâng cao đối với xã Hương Xuân. Về huyện nông thôn mới đã đạt 8/9 tiêu chí, còn tiêu chí sản xuất chưa đạt.

Mặc dù nguồn lực đầu tư từ cấp trên tương đối lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa xã. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở các xã còn chậm; các tiêu chí thuộc về người dân vẫn chưa đạt cao.

* Tồn tại, hạn chế: Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã; Ban phát triển thôn ở một số xã vẫn chưa phát huy đầy đủ tinh thần, trách nhiệm trong nhiệm vụ xây dựng NTM; trách nhiệm của các xã, nhân dân về thực hiện các tiêu chí nông thôn mới chưa cao như (xóa nhà tạm, giảm nghèo, chuyển đổi sản xuất, nâng cao thu nhập, chỉnh trang hàng rào, môi trường trong chăn nuôi...). chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của huyện và nhà tài trợ. Thiếu kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện theo Kế hoạch đã xây dựng và chưa đánh giá trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ được phân công.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2021

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, mục tiêu chủ yếu của năm 2021 là: thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp; kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực để phát triển du lịch, dịch vụ và công nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường; nâng cao chất lượng lĩnh vực văn hóa, xã hội; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, quyết tâm nâng cao các tiêu chí nông thôn mới và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2021 như sau:

* Chỉ tiêu kinh tế

(1) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 9,5 – 10,5%.

Trong đó: 

- Công nghiệp - Xây dựng tăng 12,4%.

- Nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,7%.

- Dịch vụ tăng 11,8%.

(2) Thu nhập bình quân đầu người 44 triệu đồng.

(3) Tổng giá trị đầu tư toàn xã hội là 491 tỷ đồng.

(4) Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 28 tỷ đồng.

* Chỉ tiêu xã hội

(5) Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 14%o.

(6) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 9,7%.

(7) Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là 92%.

(8) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia BHXH là: 22-24%.

(9) Kiểm tra và công nhận lại 5 trường đạt chuẩn quốc gia.

(10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%.

(11) Xuất khẩu lao động 45-50 người.

(12) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia dưới 4,5% (chuẩn giai đoạn 2016-2020).

* Chỉ tiêu môi trường

(13) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý: 96%.

(14) Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch: 77,6%.

(15) Tỷ lệ độ che phủ rừng: 83,4%.

* Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới

(16) Xây dựng 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao ( Xã Hương Xuân và Hương Lộc)

* Các chương trình trọng điểm

1) Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

2) Chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị.

3) Chương trình phát triển văn hóa - du lịch.

  * Các đề án, dự án trọng điểm cần tập trung chỉ đạo

  1) Đề án bảo tồn làng văn hoá truyền thống dân tộc Cơ Tu.

  2) Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện.

  3) Dự án Nhà truyền thống lịch sử huyện Nam Đông.

I. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là 508,9,7 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), tăng 3,7% so với năm 2020.

a) Sản xuất lương thực

- Diện tích gieo cấy lúa nước 605 ha (trong đó: vụ Đông xuân 323 ha, vụ Hè thu 282 ha); phấn đấu năng suất bình quân cả năm đạt 53 tạ/ha. Trồng ngô với diện tích 300 ha/năm, trong đó vụ Đông Xuân 200 ha, vụ Hè thu 100 ha; phấn đấu năng suất bình quân đạt trên 40tạ/ha.

- Các địa phương chủ động xử lý những diện tích nhiễm phèn nặng; tận dụng phân hữu cơ hiện có, khuyến khích sử dụng phân viên, bón phân đúng quy trình kỹ thuật cho cây lúa. Chủ động thực hiện các biện pháp chống hạn, điều tiết nguồn nước hợp lý, chuyển đổi diện tích ruộng thiếu nước sang trồng ngô, đậu các loại.

- Thường xuyên theo dõi, dự tính, dự báo để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chỉ đạo thu hoạch cây màu ở những nơi có điều kiện, ưu tiên thu hoạch trước ở những vùng thấp trũng, dễ ngập nước. Tiếp tục khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây hoa màu, lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế cao để phát triển trong thời gian tới.

b) Kinh tế vườn

- Tập trung đẩy mạnh phong trào chăm sóc, lập vườn để nâng cao giá trị kinh tế vườn năm 2021 đạt 48 triệu đồng/ha/năm. Tiếp tục triển khai Dự án phát triển cam Nam Đông.

- Tổ chức tốt việc chỉ đạo làm vườn, chú trọng định hướng lập vườn từng hộ phù hợp với quy hoạch; xây dựng vườn mẫu để người dân học tập nhân rộng; tiếp tục vận động tổ chức gieo ươm cây giống phục vụ lập vườn; tích cực tìm kiếm liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất các sản phẩm có tiềm năng lợi thế.

c) Cây cao su: Ổn định diện tích cao su hiện có, đưa vào khai thác 2.100 ha, sản lượng mủ nước dự kiến đạt 9.870 tấn. Đẩy mạnh chăm sóc, bón phân trên toàn bộ diện tích cây cao su; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, quản lý việc thu mua của các đơn vị thu mua trước và sau mùa vụ khai thác, vận động người dân không chặt bán vườn cây cao su.

b) Chăn nuôi và thủy sản: Nâng cao chất lượng đàn trâu bò, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm, tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh mô hình gà thả vườn, trại nuôi ong và các vật nuôi có giá trị khác; phát triển mạnh chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học ở các trang trại, gia trại và hộ gia đình. Tăng cường các biện pháp để phòng trừ Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh nguy hiểm khác không để xảy ra, làm tốt công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật; thực hiện tốt công tác tiêm phòng. Phấn đấu phát triển đàn trâu 2.000 con, ổn định đàn bò 3.000-3.400 con, tỷ lệ bò lai chiếm 78%; phát triển đàn lợn 22.000 con/năm, trong đó đàn lợn nái 1.200 con; đàn gia cầm 310.000 con/năm; chuồng trại đảm bảo yêu cầu đạt 100%. Duy trì diện tích nuôi cá nước ngọt 65 ha, phấn đấu sản lượng nuôi trồng đánh bắt thủy sản đạt 255 tấn, trong đó nuôi trồng 195 tấn.

c) Lâm nghiệp: Khai thác rừng trồng và trồng lại rừng 1.500 - 1.600 ha; sản lượng gỗ khai thác khoảng 150.000 tấn gỗ nguyên liệu; vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn 200 ha. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng; triển khai Phương án thực hiện Chỉ thị 65/2015/CT-UBND của UBND tỉnh, Kết luận số 270/KL-UBND Chủ tịch UBND tỉnh trên địa bàn huyện. Hướng dẫn nông dân sử dụng giống keo chất lượng cao để tăng năng suất rừng trồng; tăng cường công tác quản lý chất lượng giống lâm nghiệp.

1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khoa học công nghệ

a) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp là 294,63 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), tăng 19,4% so với năm 2020. Mở rộng và nâng cao năng lực các ngành nghề hiện có; huy động, tập trung nguồn lực phát triển một số nhóm sản phẩm có lợi thế về nguồn nguyên liệu như: Chế biến đá Granit, sản phẩm nông lâm nghiệp, thủ công mỹ nghệ; tổ chức tốt việc thu mua mủ cao su. Thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn, hỗ trợ mặt bằng tại các Cụm công nghiệp, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thu ngân sách, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Thực hiện tốt công tác khuyến khích đầu tư, công tác khuyến công, từng bước tạo chuyển biến trong phát triển công nghiệp - TTCN.

b) Đầu tư – xây dựng cơ bản: Tổng nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn dự kiến là 491 tỷ đồng. Huy động, lồng ghép tốt các nguồn lực đầu tư gắn với việc chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới. Quản lý tốt công tác đầu tư xây dựng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng, tiến độ thi công các công trình, thường xuyên đôn đốc công tác nghiệm thu, giải ngân, thanh quyết toán đúng quy định. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán.

c) Khoa học công nghệ: Thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ. Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; nhất là công nghệ sinh học về giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, đổi mới phương pháp dạy học; áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong khám, chữa bệnh... hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các nhãn hiệu tập thể; vận động phát triển nhãn hiệu cá nhân, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

1.3. Quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị và nhà ở: Tổ chức quản lý quy hoạch theo đồ án quy hoạch chung thị trấn Khe Tre đến năm 2030; triển khai quy hoạch nông thôn mới các xã thời kỳ 2021-2030; lập quy hoạch chi tiết một số khu dân cư ở thị trấn Khe Tre, định hướng quy hoạch các khu dân cư mới để đáp ứng nhu cầu về đất ở, khu đất dành cho việc xây dựng các công trình liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng, văn hóa xã hội, phúc lợi và phát triển kinh tế trên địa bàn, hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Hương Phú; tăng cường giám sát quản lý dịch vụ công cây xanh, điện chiếu sáng đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn; xây dựng Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025. Rà soát, bổ sung quy hoạch các bãi tập kết cát, sỏi trên địa bàn.

1.4. Dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, phấn đấu đưa giá trị sản xuất đạt 518,47 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), tăng 11,8% so với năm 2020. Nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động các loại hình dịch vụ; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương nghiệp, đảm bảo ổn định thị trường, giá cả. Khai thác tốt các điểm du lịch sinh thái, tạo ra nhiều hình thái dịch vụ du lịch có dấu ấn đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Cơ tu; liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ, nhất là những dịch vụ còn thiếu và chậm như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Làm tốt công tác đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách tại các điểm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức. Nghiên cứu phát huy tiềm năng các điểm du lịch trên địa bàn như: Thác Phướn, Hang Dơi, các lòng hồ Thủy điện…

1.5. Tài nguyên, môi trường, giải phóng mặt bằng: Tăng cường thực hiện thẩm định hồ sơ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất đúng thẩm quyền và đúng quy định; đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phấn đấu đạt tỷ lệ cấp mới đạt 98,2%. Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, gắn việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, sinh thái; chống ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tăng cường công tác tham mưu quản lý và kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên khoàng sản, nhất là cát, sỏi sạn tại các bãi bồi quy hoạch. Làm tốt công tác công tác giải phóng mặt bằng; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Ngày Chủ nhật xanh.

1.6. Tài chính - ngân sách: Thực hiện thu ngân sách đúng luật, kịp thời, chống thất thu. Chú trọng các lĩnh vực có số thu lớn, làm việc các doanh nghiệp, nắm chắc khối lượng nghiệm thu để thu đủ thuế vãng lai các doanh nghiệp ngoài tỉnh vào thi công trên địa bàn, không để thất thoát, chậm nộp. Tập trung thu nợ đọng thuế các năm trước; không để nợ đọng phát sinh; tổ chức đấu giá đất để tăng nguồn thu ngân sách huyện; nghiên cứu tạo các nguồn thu mới; tăng cường công tác thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn; phấn đấu tổng thu năm 2021 ước đạt 26,2 tỷ đồng. Thực hiện tiết kiệm chi, kiểm soát chi chặt chẽ, đảm bảo hoạt động bộ máy hành chính địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.1. Giáo dục - đào tạo: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa mới theo lộ trình. Tập trung thực hiện hoàn thành và tổng kết Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2021”, xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giai đoạn 2021-2025, Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025; triển khai Kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học. Phấn đấu huy động học sinh trong độ tuổi đạt tỷ lệ cao và hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2.2. Y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; chú trọng công tác phòng chống các dịch bệnh, tập trung các nguồn lực để phòng chống dịch Covid-19 không để xảy ra trên địa bàn; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng; các hoạt động truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3; nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2.3. Văn hóa - thông tin: Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cấp tỉnh; duy trì các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống cấp huyện; tổ chức Đại hội thể dục thể thao huyện Nam Đông lần thứ VI, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các hoạt động nhằm bảo tồn nét đẹp, văn hóa của đồng bào các dân tộc. Nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương; làm tốt công tác tiếp, phát sóng, phát huy hệ thống truyền thanh ở các xã, thị trấn.

2.4. Công tác xã hội và đời sống nhân dân: Rà soát, nắm bắt tình hình đời sống của nhân dân, huy động, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, khắc phục thiên tai, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm nhất là công tác xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Tranh thủ vốn từ các chương trình dự án, các tổ chức để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở và các chương trình, chính sách khác liên quan khác...

2.5. Công tác dân tộc, tôn giáo: Triển khai thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình tôn giáo trên địa bàn để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo cơ sở, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Lĩnh vực Quốc phòng - An ninh - Nội chính

3.1. Quốc phòng: Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn. Bảo đảm tốt công tác hậu cầu, kỹ thuật phục vụ huấn luyện, diễn tập, nhiệm vụ sẵn sàn chiến đấu; quản lý, khai thác tốt các công trình quốc phòng, khu quân sự. Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021; triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao; kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh...

3.2. An ninh: Thực hiện tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nắm chắc tình hình an ninh trật tự từ cơ sở đảm bảo không để bị động bất ngờ; triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, môi trường; nâng cao chất lượng hiệu quả điều tra, khám phá, xử lý tội phạm. Tuyên truyền, hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ, công tác tuần tra kiểm soát giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn; chú trọng công tác quản lý cư trú; tăng cường công tác phối hợp kiểm tra phòng cháy chữa cháy; tăng cường nắm bắt tình hình và xử lý triệt để tệ nạn lô đề, cá độ bóng đá....

3.3. Công tác tư pháp, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư và phòng chống tham nhũng, tiếp công dân

Triển khai các cuộc thanh tra theo chương trình kế hoạch, bố trí hợp lý nhân lực, điều kiện để hoàn thành các cuộc thanh tra đột xuất. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực Kết luận thanh tra số 270/KL-UBND và Kết luận thanh tra số 117/KL-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh, thực hiện các Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý sau thanh tra có hiệu lực pháp luật. Tăng cường công tác tiếp dân tại trụ sở và lưu động theo lịch đã xây dựng; kịp thời nắm thông tin tình hình để tập trung xử lý không để tình hình khó giải quyết. Giải quyết kịp thời các đơn thư mới phát sinh, chú trọng đơn thư liên quan đến nhân sự chuẩn bị bầu đại biểu HĐND các cấp. Tổ chức tuyên truyền các văn bản luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư theo kế hoạch đã xây dựng. Triển khai thi hành Luật Phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14 và triển khai đồng bộ các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng. Tổ chức thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập đảm bảo chính xác, kịp tiến độ quy định.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các Luật mới ban hành; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản QPPL; kịp thời triển khai công tác kiểm tra văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòa giải, trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, thực hiện đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; duy trì tiếp dân theo kế hoạch.

3.4. Công tác nội vụ, cải cách hành chính

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của một số cơ quan, đơn vị; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách đảm bảo theo tinh thần Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ và Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 14/7/2020 của HĐND tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, gắn với thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Đề án tinh giản biên chế đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tổ chức đánh giá và xếp loại công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chất lượng hoạt động hằng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn; tổ chức đánh giá duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2025; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức giao dịch tại Trung tâm Hành chính công và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã; tuyên truyền đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; giải quyết các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

3.5. Các nhiệm vụ đột phá cần tập trung chỉ đạo

a) Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy và xác định chủ thể là nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, gia đình là hạt nhân và tất cả các cấp, các ngành đều phải vào cuộc mạnh mẽ. Tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng những tiêu chí đã đạt được, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

b) Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu gia trại, trang trại tập trung (trọng tâm là xã Hương Xuân, xã Hương Phú và những vùng có điều kiện).

c) Tập trung phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. Thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch du lịch ở những vùng, điểm lợi thế, thế mạnh của huyện để có cơ sở pháp lý kêu gọi nguồn lực đầu tư. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá và liên kết phát triển du lịch.

d) Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền, hoạt động của mặt trận và các đoàn thể từ huyện xuống xã, thị trấn.

II. Các giải pháp chủ yếu

1. Về phát triển kinh tế

- Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao tính tự lực tự cường, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại; đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất giỏi trong nông dân, đặc biệt ở các xã định canh định cư để khơi dậy tinh thần tự giác đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao.

- Tăng cường công tác khuyến nông - lâm - ngư; nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, vai trò của cán bộ tăng cường về xã để vận động, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân; tập trung hướng dẫn có trọng tâm trọng điểm, chú trong xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả ở từng thôn, tổ chức nông dân trong thôn tham quan học tập.

- Hỗ trợ nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xóa nhà tạm; vận động nhân dân, doanh nghiệp thực hiện Đề án cam, trồng chuối đặc sản, dứa Cayen theo kế hoạch; nghiên cứu xây dựng các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục nắm thông tin để kịp thời đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Hỗ trợ, hướng dẫn giúp các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thủ tục xin đầu tư các dự án trên địa bàn. Tiếp tục phối hợp hoàn thiện thông tin dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025. Huy động, tập trung nguồn lực phát triển một số nhóm sản phẩm có lợi thế về nguồn nguyên liệu. Vận động đầu tư sản xuất chế biến sâu một số sản phẩm nông, lâm sản, thực phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương; nghiên cứu phát triển một số nghề, sản phẩm mới có giá trị; ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển mạnh, sâu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP.

- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thi công; tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Tiếp tục chỉ đạo để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, khoáng sản.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, điều hành thu chi ngân sách. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản chi; cấp phát ngân sách kịp thời, đảm bảo theo quy định của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra gắn với việc hướng dẫn nghiệp vụ, xuất toán các khoản chi sai chế độ chính sách.

2. Về phát triển văn hóa - xã hội

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng trường học; tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất; đầu tư đáp ứng cơ bản các trang thiết bị dạy học, trong đó ưu tiên cho chương trình đổi mới sách giáo khoa. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể các cấp, đẩy mạnh thực hiện công xã hội hóa giáo dục để huy động, duy trì số lượng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và công tác gia đình. Tăng cường công tác quảng bá du lịch và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác, đầu tư du lịch trên địa bàn. Theo dõi, đôn đốc công tác triển khai thi công các hạng mục đảm bảo theo phương án đầu tư đã ký kết đối với các điểm du lịch. Khảo sát kết nối các mô hình nông nghiệp vào các chương trình du lịch. Tiếp tục kêu gọi các cá nhân, tổ chức có đủ năng lực đầu tư, khai thác, phát huy tiềm năng các điểm du lịch trên địa bàn các xã. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú, phát triển dịch vụ homestay. Nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm hàng lưu niệm, sản vật đặc trưng của địa phương; phát triển các quầy bán hàng lưu niệm tại các điểm thích hợp trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch. 

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm tốt công tác chăm sóc cứu chữa tại chỗ; thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch đặc biệt là dịch covid-19, không để dịch phát sinh lây lang trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình để hạn chế việc sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Xây dựng Kế hoạch để giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, khảo sát thực trạng nguồn lao động, ngành nghề, đi đôi với dự báo tình hình phát triển để có kế hoạch đào tạo sát nhu cầu; liên kết với các doanh nghiệp tiến hành đào tạo nghề. Bám cơ sở nắm bắt kịp thời tình hình đời sống nhân dân; thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiên tai, bão lũ có nguy cơ thiếu đói, tái nghèo, dịch bệnh. Quan tâm đến các hộ gia đình chính sách, bảo trợ xã hội thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

- Nắm chắt tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng.

3. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Thường xuyên bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 10/8/2020 của UBND huyện về triển khai Kế hoạch của Huyện uỷ thực hiện Chương trình hành động số 69-CTr/HU của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 để xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện; chỉ đạo, điều hành có trọng tâm, cụ thể, quyết liệt và đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

- Phát huy ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực thi công vụ; chống mọi biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại gắn với công tác kiện toàn các tổ chức nhằm tăng hiệu quả quản lý, đồng thời tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Đẩy mạnh phong trào thi đua, khen thưởng.

- Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; phát huy tác dụng tích cực trang thông tin điện tử huyện và cấp xã để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, giới thiệu hình ảnh, thế mạnh của huyện nhằm thu hút đầu tư phát triển.

Trên đây là báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trên địa bàn huyện Nam Đông./.

 

Tập tin đính kèm:
Phan Anh Hải
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 6.103