Tìm kiếm
Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020
False 21264Ngày cập nhật 28/01/2021

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm,

nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020

 

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn huyện tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ổn định, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chương trình trọng điểm, chương trình công tác của UBND huyện được triển khai cơ bản đúng tiến độ. Tuy nhiên trong 9 tháng qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời tiết diễn biến bất thường làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội của huyện. Với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết HĐND huyện đề ra, nhờ vào sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nổ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân huyện Nam Đông, trong 9 tháng đầu năm 2020 kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như sau:

* Chỉ tiêu kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) đạt 70,2% kế hoạch, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Trong đó:

+ Công nghiệp - xây dựng đạt 72,8% kế hoạch năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

+ Nông - lâm - ngư nghiệp đạt 75,3% kế hoạch năm, tăng 1,7% so với cùng kỳ.

+ Dịch vụ đạt 63% kế hoạch năm, bằng 98,7% so với cùng kỳ.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt là 4.127,9 tấn, đạt 91,7% kế hoạch năm, bằng 98,1% so với cùng kỳ.

- Tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn là 378,5  tỷ đồng, đạt 83,2% kế hoạch năm, tăng 16,5% so với cùng kỳ.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 18.316 tỷ đồng, đạt 71,8% kế hoạch năm, bằng 84,8% so với cùng kỳ.

* Chỉ tiêu xã hội

- Đào tạo lao động là 200 người (Kế hoạch năm là 520 người).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 9,9% (Kế hoạch năm là <10%).

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia: 4,65% (Kế hoạch năm <5%).

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là 99,38% (Kế hoạch năm là 95%).

- Lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là 20% (Kế hoạch năm là 20-22%).

- Xuất khẩu lao động: 6 người (Kế hoạch năm là 40).

* Chỉ tiêu môi trường

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là 94,7% (Kế hoạch năm là 95%).

- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch là 54,08% (Kế hoạch năm là 74%).

- Tỷ lệ độ che phủ rừng là 83,4% (Kế hoạch năm là 83,4%).

Riêng các chỉ tiêu khác: Thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên, xây dựng nông thôn mới đến cuối năm mới cập nhật và đánh giá.

I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các ngành, lĩnh vực

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với Chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp toàn diện

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020 là 320,38 tỷ đồng (giá cố định 2010), đạt 75,3% kế hoạch năm, tăng 1,7% so với cùng kỳ.

a) Trồng trọt:

- Tổng diện tích cây lương thực đã gieo trồng là 954,1/915 ha, đạt 104,3% kế hoạch cả năm (trong đó lúa 616,9/645 ha; Ngô 337,2/270 ha); năng suất bình quân lúa nước cả năm là 54,9 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 4.128/4.500 tấn, đạt 91,7% kế hoạch cả năm (trong đó lúa 3.386,5 tấn; ngô 741,5 tấn). 

- Cây màu và các loại cây lương thực khác: Nhìn chung các loại cây màu gieo trồng các vụ trong năm 2020 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể từng loại cây trồng như sau:

- Cây sắn: Diện tích đến nay đã trồng 668/600 ha, đạt 111,3% so với kế hoạch, trong đó sắn công nghiệp 523,5 ha.

- Khoai lang: Diện tích đã trồng 93,8/90 ha, đạt 104,2% so với kế hoạch; cây lấy bột khác đã trồng 70/68 ha, đạt 102,9% kế hoạch.

- Cây đậu các loại: Diện tích trồng được 169/160 ha, đạt 105,6% kế hoạch cả năm; lạc vỏ đã trồng 14/12 ha, đạt 104,2% kế hoạch.

- Rau các loại: Tổng diện tích gieo trồng là 225/222 ha, đạt 101,3% kế hoạch cả năm; cây ớt đã trồng 19,9/21 ha, đạt 94,8% kế hoạch.

- Cây mía: Diện tích đã trồng 25,5/25 ha, đạt 102% kế hoạch cả năm.

- Đã tổ chức cho 05 hộ dân đăng ký làm nhà lưới, nhà màng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh với diện tích đăng ký là 4.430m2. Đến nay đã hoàn thành được 03 hộ với diện tích 2.080m2, 02 hộ đang thực hiện dự kiến đến cuối năm sẽ hoàn thành.

- Kinh tế vườn: Được xác định là năm trọng điểm về chỉ đạo công tác lập vườn, chăm sóc vườn, đến nay đã có 10/10 xã, thị trấn thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo làm vườn để triển khai thực hiện; UBND huyện đã tổ chức phát động phong trào làm vườn lồng ghép với xây dựng nông thôn mới năm 2020 tại xã Thượng Nhật. Trong 9 tháng đầu năm có 4.036 hộ hưởng ứng; trong đó có 240 hộ trồng mới, 1.034 hộ cải tạo, 2.762 hộ chăm sóc, lập vườn mẫu có 96 hộ với diện tích 14.590m2; có 20 hộ làm hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn vườn mẫu.

+ Cây cam: Đã trồng được 17,49/55ha; đạt 31,8% kế hoạch (trong đó: Dự án Cam 13,49 ha; người dân tự trồng 4 ha); người dân đã đăng ký 36,51 ha/166 hộ (đang chuẩn bị trồng).

+ Cây chuối: Đã trồng được 27,5/20 ha; đạt 137,5% kế hoạch (trong đó: Người dân tự trồng 17,5 ha; dự án chuối là 10 ha)

+ Cây dứa: Đã trồng được 9,56/14 ha; đạt 68,3% kế hoạch.

+ Ngoài ra, người dân tự đầu tư trồng mới gần 7,5ha các loài cây khác như ổi, bưởi, mít, cau...

- Cây cao su: Tổng diện tích cao su hiện có 2.497 ha; diện tích đưa vào khai thác khoảng 2.450 ha; sản lượng khai thác ước đạt 7.200 tấn mủ đông, đạt 62,6% kế hoạch cả năm.

b) Chăn nuôi: Tổng đàn bò đã nuôi đến nay là 3.098 con, tăng 452 con so với cùng kỳ, trong đó bò lai có 1.930 con, chiếm 82,8%; đàn trâu hiện có 1.650 con (trong đó trâu cày kéo là 1.200 con), giảm 117 con so với cùng kỳ; tổng đàn lợn nuôi đến nay là 14.528 con, tăng 6.378 con so với cùng kỳ, đàn lợn nái hiện có là 910 con, tăng 60 con so với cùng kỳ; hiện nay người dân đang tiếp tục tái đàn lợn phục vụ cho dịp tết cổ truyền sắp tới. Tổng đàn gia cầm hiện có hơn 232.150 con, tăng 35.990 con so với cùng kỳ năm trước, gà chiếm khoảng 89% so tổng đàn.

Trong 9 tháng đầu năm đã tiêm phòng Vaccine tụ huyết trùng trâu bò: 2.490/3.000 liều đạt 83%; Vaccine tam liên lợn: 2.440/2.500 liều, đạt 97,6%. Vaccine Dại chó: 1.800/1850 liều đạt 97,3%. Hiện nay đang chỉ đạo các Ban chăn nuôi thú y xã tiêm phòng các loại vác xin tụ huyết trùng trâu bò, tam liên lợn đạt chỉ tiêu giao. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế, các loại dịch bệnh khác không xảy ra.

c) Thủy sản: Diện tích đã thả nuôi 60/60 ha; đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là cá trắm cỏ, chép và cá rô phi đơn tính; sản lượng khai thác và đánh bắt ước đạt 190/250 tấn, đạt 76% kế hoạch.

d) Lâm nghiệp: Từ đầu năm đến nay đã khai thác và trồng lại được 800/1.100 ha rừng, đạt 72,7% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác đạt 64.000 tấn gỗ nguyên liệu. Đã phát động phong trào trồng cây phân tán 200 cây sao đen tại nhà rông xã Thượng Nhật, các điểm công cộng và nhân dân đã tự trồng gần 1.800 cây keo phân tán dọc theo các đường liên thôn. Mở rộng diện tích rừng trồng theo hướng gỗ lớn được 154,23/200 ha; đạt 77,11% kế hoạch. Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ đã trồng được 72/100 ha, đạt 72% kế hoạch cả năm (Thượng Quảng 29 ha; Thượng Lộ 43 ha).

Đã Triển khai thực hiện tốt công tác PCCCR, xảy ra 01 vụ cháy rừng với diện tích 300m2. Từ đầu năm đến nay xảy ra 76 vụ vi phạm xâm lấn rừng lấy đất sản xuất với diện tích 9,599 ha; vẫn còn tình trạng mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép và các vi phạm vắng chủ khác. Hạt Kiểm lâm đã xử phạt và tham mưu UBND huyện xử phạt hành chính 47 vụ với tổng số tiền phạt là 320,5 triệu đồng, đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý 02 vụ; còn lại 47 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm, Hạt Kiểm lâm tiếp tục phối hợp điều tra các đối tượng vi phạm để lập hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật. Các cơ quan quản lý đã vào cuộc nhưng cơ quan điều tra còn chậm.

1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, quy hoạch và khoa học công nghệ

a) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN trong 9 tháng đầu năm ước đạt 144,69 tỷ đồng (giá cố định 2010), đạt 58,7% kế hoạch năm, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất, chế biến kinh doanh các doanh nghiệp, cơ sở nhìn chung hoạt động ổn định. Ước sản lượng một số sản phẩm chủ lực 9 tháng đầu năm: May công nghiệp 24,3 triệu sản phẩm, chế biến mủ cao su ước đạt 380 tấn; chế biến gỗ rừng trồng hơn 7.000m3; sản xuất vật liệu xây dựng ổn định. Ngành nghề nông thôn: Sửa chữa ô tô, cơ khí, mộc rèn, xây dựng, sản xuất thực phẩm, thủ công mỹ nghệ,... được duy trì ổn định. Xây dựng đề án phát triển công nghiệp, TTCN giai đoạn 2021-2025; đã hỗ trợ 02 Đề án khuyến công cấp huyện; hoạt động cung cấp điện, cung cấp nước sạch ổn định.

b) Đầu tư – xây dựng: Đã huy động và lồng ghép tốt các nguồn lực đầu tư; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thị trấn Khe Tre, gắn với việc chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới. Quản lý tốt công tác đầu tư xây dựng, nhất là trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, quản lý quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đôn đốc công tác nghiệm thu, giải ngân, quyết toán đúng quy định.

- Công tác lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy định của tỉnh, đặc biệt là lựa chọn nhà thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ theo đúng quy định.

- Tình hình thanh toán vốn:

+ Các công trình chuyển tiếp được bố trí kế hoạch vốn trong năm 2020: Ngân sách tỉnh giải ngân 72,6% kế hoạch vốn; ngân sách huyện giải ngân đạt 90,5% kế hoạch vốn; Chương trình MTQG giải ngân đạt 75,5% kế hoạch vốn.

+ Các công trình khởi công năm 2020: Ngân sách tỉnh giải ngân đạt 69,1% kế hoạch vốn; ngân sách huyện giải ngân đạt 60% kế hoạch vốn; Chương trình MTQG giải ngân đạt 66,5% kế hoạch vốn.

Một số dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn: Đang phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư Hà An Phú Lộc triển khai dự án nhà máy chế biến đá ốp lát Gabro, phối hợp với các doanh nghiệp khảo sát mỏ đá tại xã Hương Sơn; Khu du lịch sinh thái Thác mơ đang hoạt động có hiệu quả; tỉnh đang xem xét thu hồi giấy phép Dự án phát triển vùng trồng cam và trồng cây dược liệu giá trị cao của Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Kim Nguyên; đã kiến nghị tỉnh xem xét dự án chậm tiến độ là Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thiên nhiên Thác Trượt đã và kiểm tra các thủ tục đầu tư liên quan đối với Dự án Thủy điện Thượng Nhật.

c) Quy hoạch: Cụm công nghiệp Hương Phú đã được UBND tỉnh quyết định thành lập, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương lập quy hoạch chi tiết, hiện đang triển khai lập và phê duyệt dự toán. Đã điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và khảo sát, đo đạc, cắm mốc cụm công nghiệp Hương Hòa. Đã tổ chức công bố Quy hoạch chung thị trấn Khe Tre đến năm 2030. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã; chuẩn bị các thủ tục để triển khai quy hoạch nông thôn mới các xã thời kỳ 2021-2030.

d) Khoa học công nghệ: Tổ chức triển khai việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; hoàn thành dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “Nam Đông” cho các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đang hoàn thiện để nghiệm thu và đánh giá chất lượng dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây Ổi Lê tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

1.3. Dịch vụ: Giá trị sản xuất dịch vụ trong 9 tháng đầu năm là 323,94 tỷ đồng (giá cố định năm 2010), đạt 63% kế hoạch năm, bằng 98,7% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm Khu du lịch Thác Mơ đã đón khoảng 3.500 lượt khách, doanh thu 525 triệu đồng, du lịch Thôn Dỗi đón 3 đoàn khách với 43 lượt, doanh thu 6,5 triệu đồng; các nhà nghỉ trên địa bàn đón 890 lượt khách, doanh thu từ hoạt động lưu trú đạt 110 triệu đồng; tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động du lịch trì trệ.

1.4. Tài nguyên - môi trường, giải phóng mặt bằng

a) Tài nguyên – môi trường: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản và việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án trên địa bàn. Việc vận chuyển rác sinh hoạt thực hiện theo đúng kế hoạch, 100% thôn, tổ dân phố đã được bố trí điểm thu gom, nâng tổng số điểm thu gom toàn huyện lên 236 điểm, với 623 thùng rác các loại; tỷ lệ thu gom toàn huyện là 94,7%. Thẩm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; ước đến 30/8/2020, tỷ lệ cấp mới đạt 97,38%, tỷ lệ cấp đổi đạt 62,72%. Triển khai mạnh mẽ các hoạt động Ngày Chủ nhật xanh cùng với “Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng – xanh – sạch, không rác thải” trên địa bàn.

b) Giải phóng mặt bằng: Tăng cường công tác thẩm định điều kiện bồi thường về đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện các công trình/dự án với tổng diện tích đã thu hồi đất để thực hiện giải phóng mặt bằng 9 tháng đầu năm là 12,96 ha.

1.5. Tài chính – tín dụng

a) Tài chính: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách, đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản chi, thực hiện tiết kiệm chi năm 2020 theo đúng chỉ thị của tỉnh; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nhằm phát hiện, truy thu số thuế kê khai chưa đúng, xuất toán nộp ngân sách các khoản chi không hợp lệ; ngăn ngừa, chấn chỉnh quản lý thu chi trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý tài sản công.

- Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu trên địa bàn ước đạt 18.316 triệu đồng (đạt 71,8% so với NQ HĐND huyện giao), bằng 84,8% so với cùng kỳ năm trước.

- Chi ngân sách 9 tháng đầu năm ước đạt 203,24 tỷ đồng, đạt 70% dự toán giao trong năm. Chi ngân sách đảm bảo theo dự toán, đúng nguyên tắc, chế độ, giải quyết kịp thời các nhu cầu chi. Đã thực hiện cắt giảm một số nhiệm vụ chưa cần thiết cấp bách, thiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên 8 tháng cuối năm và cát giảm 70% chi công tác phí, hội nghị theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

b) Tín dụng - Ngân hàng: Hoạt động của các ngân hàng ổn định, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Ước đến 30/9/2020, tổng dư nợ vay là 525,2 tỷ đồng, tăng 65,4 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT dư nợ 286 tỷ đồng (nợ xấu 3 tỷ đồng), Ngân hàng Chính sách xã hội dư nợ 199,2 tỷ đồng (nợ xấu 40 triệu đồng), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt dư nợ 40 tỷ đồng. Tiền gửi tiết kiệm dân cư là 320,6 tỷ đồng (trong đó: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 234 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 21,6 tỷ đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là 65 tỷ đồng), tăng 36,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

1.6. Phát triển kinh tế tập thể: Việc phát triển kinh tế tập thể được thường xuyên quan tâm, đặc biệt là mô hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Tuy nhiên, do một số HTX trên địa bàn không phát huy hiệu quả nên trong 9 tháng đầu năm đã giải thể 01 hợp tác xã. Đã thực hiện các thủ tục thay đổi tên cũng như thành viên hợp tác xã và bổ sung ngành nghề cho 01 HTX (HTX du lịch thác Kazan thành HTX du lịch cộng đồng thôn Dỗi), tổng số hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn huyện là 10 hợp tác xã. Đã đánh giá 02 sản phẩm OCOP năm 2019 cấp huyện đạt 3 sao, cấp tỉnh đánh giá 01 sản phẩm đạt 3 sao; đang hoàn thiện để đánh giá 02 sản phẩm OCOP năm 2020.

1.7. Tồn tại, hạn chế:

- Nhìn chung phong trào làm vườn có chuyển biến, tuy nhiên nhiều hộ dân (đặc biệt là các xã ĐCĐC) còn thiếu quan tâm đến kinh tế vườn, thiếu đầu tư thâm canh; tình trạng trồng keo trong vườn vẫn còn xảy ra. Việc triển khai Kế hoạch chăm sóc, lập vườn năm 2020 ở một số xã chưa quyết liệt, công tác tuyên truyền vận động lập vườn chưa mạnh.

 - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá cả đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, khó tiêu thụ; giá thu mua mủ cao su vẫn còn thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập của người nông dân; đối với cây cao su vẫn còn một số diện tích khai thác không đúng kỹ thuật làm giảm chất lượng, năng suất và tuổi thọ vườn cây.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số xã đối với sản xuất nông nghiệp chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc.

- Dự án cấp nước 5 xã vùng trên triển khai chậm làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới của các xã và huyện.

- Một số HTX trên địa bàn không phát huy hiệu quả nên trong 9 tháng đầu năm đã giải thể 01 HTX và 01 HTX đã kiện toàn ban lãnh đạo, các thành viên, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Các HTX tuy được thành lập nhưng việc tổ chức hoạt động còn khó khăn do trên địa bàn chưa có nhiều mặt hàng chủ lực, sản phẩm tạo ra chưa nhiều; một số hợp tác xã thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, sản xuất kinh doanh. Chưa kết nối được thị trường tiêu thụ nông sản, chưa có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nhất là các doanh nghiệp với hợp tác xã và nông hộ; hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân còn ở quy mô nhỏ, thiếu liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tình trạng chặt phá, xâm lấn rừng lấy đất sản xuất và khai thác vận chuyển lâm sản trái phép và cháy rừng vẫn còn xảy ra, chưa xử lý triệt để.

- Nguồn thu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 và các doanh nghiệp vãng lai vẫn chây ỳ, chậm nộp.

- Việc quản lý đất đai đã có chuyển biến tuy nhiên vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để làm nhà ở vẫn chưa được giải quyết dứt điểm; tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn chậm; công tác quản lý khoáng sản đã đi vào nề nếp, tuy nhiên việc thông tin, phối hợp xử lý giữa các ngành, địa phương chưa được kịp thời; việc phân loại rác tại nguồn chưa được quan tâm.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.1. Giáo dục - đào tạo gắn với Chương trình trọng điểm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Tổng kết một số đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực Giáo dục và tổ chức khai giảng năm học mới, triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa lớp 1 theo đúng kế hoạch. Tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trong toàn ngành Giáo dục, chỉ đạo các trường thực hiện hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và quản lý việc học trên truyền hình, qua internet. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 93,05% (tăng 8,8% so với năm trước), chất lượng tuyển sinh vào Trường THPT nội trú tỉnh đạt cao, có 02 em đỗ vào trường Quốc Học; có nhiều học sinh đạt giải trong các Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng; khoa học kỹ thuật, tin học cấp tỉnh. Huy động học sinh trở lại trường sau nghỉ phòng chống dịch, đã có nhiều giải pháp huy động và duy trì số lượng học sinh tích cực, phù hợp và hiệu quả nên số lượng học sinh bỏ học giảm so với năm học trước, đến nay có 49 em bỏ học (THPT: 03 em, THCS: 42 em, TH: 04 em).

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận lại 03 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 02 đạt chuẩn mức độ 2. Đến nay, toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia (MN 10 trường, TH 10 trường THCS 4 trường và THPT 01 trường), trong đó có 05 trường đạt chuẩn mức độ 2.

2.2. Y tế: Công tác khám chữa bệnh được nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị tại địa phương. Trong thời gian dịch Covid-19 đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác phòng chống dịch, bệnh, triển khai phòng chống kịp thời, chốt chặn kiểm tra đo thân nhiệt và cách ly kiểm tra các trường hợp nghi bệnh, sửa chữa phòng phám đa khoa Hương Giang để cách ly các trường hợp bệnh, phun thuốc khử trùng cơ sở các trường học, cơ quan, UBND các xã, thị trấn để phòng chống dịch; tổ chức khai báo y tế toàn dân, triển khai cài đặt ứng dụng bluezone kịp thời... Tổng kinh phí từ ngân sách đã chi cho hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 là 598 triệu đồng. Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đã ủng hộ, đóng góp, tài trợ bằng tiền và hiện vật cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Các chương trình y tế Quốc gia, y tế địa phương được triển khai đúng tiến độ. Tổng số khám chữa bệnh là 30.646 lượt, trong đó, điều trị nội trú là 1.573 lượt, số chuyển tuyến là 1.538 lượt. Tiến hành công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại 346 cơ sở, trong đó: Số cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn là 297, đạt 85,8%.

2.3. Dân số, gia đình và trẻ em: Ban hành Kế hoạch số 527/KH-BCĐ ngày 24/4/2020 về giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Tổng số sinh là 335 trẻ (nữ 171) so với cùng kỳ giảm 81 trẻ. Số sinh con thứ 3 trở lên là 77 trẻ (giảm 15 trẻ so với cùng kỳ); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 23,0% tăng 0,9% so với cùng kỳ.

2.4. Văn hóa - Thông tin: Đã thực hiện tốt công tác các hoạt động tuyên truyền trực quan Mừng đất nước đổi mới, Mừng Đảng quang vinh, Mừng Xuân Canh Tý; chào mừng 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, các ngày lễ lớn của quê hương đất nước. Đang triển khai hoàn thiện Đề án xây dựng bảo tồn làng văn hóa Cơ tu. Triển khai kế hoạch thực hiện công tác quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn huyện năm 2020; kế hoạch triển khai thực hiện các Phong trào năm 2020; xây dựng kế hoạch công tác gia đình năm 2020 và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2020, thành lập Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình, đến 30/9/2020 trên địa bàn có 60/60 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 100%. Có 67/83 cơ quan công nhận và giữ vững đơn vị văn hóa đạt tỷ lệ 80,2%. Đến nay toàn huyện có 6.274/6.393 hộ gia đình đăng ký văn hóa, đạt tỷ lệ 98,1%, trong đó công nhận 5.649 hộ đạt tỷ lệ 90%.

2.5. Công tác xã hội và đời sống nhân dân: Tình hình dịch bệnh diễn ra quá phức tạp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, việc làm, thu nhập... của người dân, tuy nhiên bằng nỗ lực của các cấp, các ngành, góp phần cho đời sống nhân dân khá ổn định, các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Chi trả các chế độ, chính sách có công và bảo trợ xã hội với số tiền hơn 14,7 tỷ đồng; hỗ trợ theo Nghị quyết 42/CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg đối với hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội và người có công với 4.029 đối tượng với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng; thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả đối với 433 đối tượng là người lao động và hộ kinh doanh cá thể với tổng số tiền là 433 triệu đồng; trình 40 hồ sơ là người lao động đang chờ tỉnh phê duyệt; có 06 lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (03 Nhật Bản và 03 Đài Loan), hiện nay có 14 lao động đã hoàn thành chương trình học tiếng đang chờ thủ tục xuất cảnh và 21 lao động đang tham gia học tiếng. Các chính sách khác cũng được quan tâm kịp thời như tổ chức thăm hỏi, tặng quà dịp tết Nguyên Đán đến các gia đình chính sách, hộ nghèo...có 5.335 xuất quà với tổng số tiền hơn 1,47 tỷ đồng, hỗ trợ 1.095kg gạo cho 47 hộ dân, với 172 khẩu với tổng số tiền hơn 14 triệu đồng. Triển khai công tác giúp đỡ hộ nghèo theo Kế hoạch số 59/KH-UBND của UBND huyện và Kế hoạch số 16/KH-UBND của UBND tỉnh. Đến nay, số lao động đã qua đào tạo là 200 người, số lao động có việc làm mới là 205 người.

2.6. Công tác dân tộc, tôn giáo: Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác dân tộc luôn được quan tâm; thăm tặng quà, chúc tết cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, hỗ trợ điểm định cư thôn Ta Rị, xã Hương Hữu cải tạo nhà họp thôn và nước sinh hoạt với số tiền 2,68 tỷ đồng; triển khai cấp 8.077 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số các xã thuộc vùng khó khăn.

Trên địa bàn huyện hiện có 03 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Tình hình tôn giáo 9 tháng đầu năm ổn định, thuần túy, không có các vụ việc phức tạp nổi cộm xảy ra. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn.

2.7. Tồn tại, hạn chế:

- Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng có giảm hơn năm học trước, nhưng vẫn còn học sinh tiểu học bỏ học; thực hiện kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm so với kế hoạch.

- Việc thực hiện xã hội hoá trên cả ba lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch còn hạn chế; một số dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn đã được cấp phép nhưng doanh nghiệp triển khai chậm tiến độ (dự án Thác Trược).

- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nhà tạm các xã Thượng Long và Hương Hữu vẫn còn cao.

- Vai trò của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước còn chưa thường xuyên.

3. Lĩnh vực Quốc phòng - an ninh, nội chính, công tác cải cách hành chính gắn với Chương trình trọng điểm về cải cách hành chính

3.1. Quốc phòng: Thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn... các đơn vị dân quân tự vệ đều được kiện toàn, biên chế theo đúng quy định; làm tốt công tác tuyển quân, tuyển sinh năm 2020; phối hợp tổ chức tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ. Thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu; công tác hậu cần, kỹ thuật được thường xuyên quan tâm.

3.2. An ninh trật tư, an toàn giao thông: Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đến nay, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định; an ninh chính trị nội bộ không có vấn đề gì xảy ra. Thường xuyên triển khai cái biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đã thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát.

3.3. Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư và phòng chống tham nhũng

Thực hiện tốt chức năng thanh tra, phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vị phạm pháp luật. Từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không đạt tiến độ đề ra, thực hiện 01 cuộc thanh tra và 01 cuộc kiểm tra năm trước chuyển sang, hoàn thành 02 cuộc thanh tra đất đai đột xuất, 01 cuộc thanh tra theo kế hoạch mới. Tại các cuộc thanh tra đã có kết luận, kiến nghị thu hồi nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 47.791.000đ và một số kiến nghị khác. Đôn đốc, theo dõi thực hiện các nội dung Kết luận thanh tra số 270/KL-UBND ngày 02/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Duy trì nghiêm túc công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Trong đó tiếp dân định kỳ 34 buổi, có 43 lượt người với 51 kiến nghị, phản ánh. Tiếp công dân thường xuyên 157 buổi có 32 kiến nghị, phản ánh; không có tiếp công dân đột xuất. Đơn thư thụ lý, giải quyết là 61 đơn (56 đơn tiếp nhận trong kỳ, 05 đơn kỳ trước chuyển sang); trong đó, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện là 10 đơn, đơn thuộc thẩm quyền các cơ quan, xã, thị trấn là 51 đơn. Các kiến nghị, đơn thư đã được lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu giải quyết kịp thời. Công tác phòng, chống tham nhũng đã được quan tâm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa. Gắn công tác thanh tra hành chính, thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật, thanh tra chuyên đề với việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3.4. Công tác Tư pháp: Công tác kiểm tra, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định; rà soát, công bố danh mục các văn bản QPPL còn hiệu lực, hết hiệu lực. Trong 9 tháng đầu năm, toàn huyện đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được 188 cuộc, với 11.280 lượt người tham dự; tổ chức soạn thảo in và cấp phát số tài liệu phục vụ phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được 8.815 bản tờ rơi có nội dung tuyên truyền các luật; phối hợp với các cơ quan liên quan phát sóng chương trình PBGDPL trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở với 40 lần; thường xuyên tuyên truyền phổ biển pháp luật trên Trang thông tin điện tử của UBND huyện cũng như tổ chức nhiều cuộc thi với nhiều lượt người tham dự. Tiếp nhận 86 vụ việc có nhu cầu hòa giải, trong đó, hòa giải thành 66 vụ việc, hòa giải không thành 17 vụ việc, đang hòa giải 03 vụ việc, các vụ việc hòa giải chủ yếu về tranh chấp đất đai. Tổ chức đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 của các xã, thị trấn; qua đánh giá có 11/11 xã, thị trấn đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Triển khai thực đăng ký các loại sự kiện hộ tịch, chứng thực theo đúng quy định.

3.5. Công tác Nội vụ: Công tác tổ chức bộ máy thường xuyên được củng cố, kiện toàn; các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, đúng quy định của pháp luật. Trong 9 tháng đầu năm, đã trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với 10 trường hợp và các chế độ, chính sách đúng quy định; điều động, xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã và công chức, viên chức cấp huyện đối với 10 trường hợp. Trình Thường trực HĐND huyện phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐND huyện, nhiệm kỳ 2016-2021; Nghị quyết xác nhận kết quả miễn nhiệm, bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với Trưởng Công an huyện và Trưởng phòng Nội vụ huyện; trình cấp có thẩm quyền hoặc thực hiện phê chuẩn và miễn nhiệm một số chức danh HĐND, UBND cấp xã. Tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với 07 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với 12 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học thuộc thẩm quyền quản lý; điều động, chuyển đổi vị trí và bố trí công tác đối với một số công chức cấp huyện, viên chức sự nghiệp và cán bộ, công chức cấp xã. Thành lập, kiện toàn 12 tổ chức phối hợp liên ngành; hợp nhất tổ chức đối với 02 Hội. Tổ chức triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương, Tỉnh về công tác cán bộ.

3.6. Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin:

Trong 9 tháng đầu năm, công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả tích cực. Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực canh tranh năm 2020; tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật được kiểm soát chặt chẽ; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm về cải cách hành chính (Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức); triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định, thủ tục hành chính để tổ chức thực hiện tại Trung tâm Hành chính công huyện và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, đáp ứng nhu cầu giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức trên địa bàn; đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tiếp tục thực hiện việc khoán biên chế và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả biên chế và kinh phí hoạt động.

Trung tâm Hành chính công huyện chú trọng đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phục vụ trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ TTHC của cá nhân, tổ chức trên địa bàn. Tính đến ngày 08/9/2020, đã tiếp nhận là 3.922 hồ sơ, hoàn trả 3.792 hồ sơ (trong đó: giải quyết đúng và trước đạt tỷ lệ 99,2%; giải quyết trễ hạn 32 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,8%); đang xử lý 130 hồ sơ, trong đó có 25 hồ sơ bị trễ hạn trên hệ thống dịch vụ công nhưng thực tế đã trả cho công dân (do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chưa cài đặt quy trình trên hệ thống Dịch vụ công đối với các TTHC liên thông liên quan đến hỗ trợ hộ kinh doanh và người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 nên hồ sơ chỉ dừng ở quy trình của cấp huyện); 100% lượt khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân trong giao dịch TTHC đều đạt mức hài lòng và rất hài lòng.

3.7. Tồn tại, hạn chế:

         - Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng còn thấp; việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, kiện toàn cán bộ một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm; việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đảm bảo theo kế hoạch đặt ra.

- Công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin ở một số xã chưa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn để xảy ra hồ sơ trễ hạn; tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến còn thấp.

4. Chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới

Đã tập trung chỉ đạo, huy động, lồng ghép các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, từng bước đầu tư các công trình thiết yếu, đặc biệt là các công trình phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh, văn hóa, giáo dục và đào tạo; vận động nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, cải thiện vệ sinh môi trường, thực hiện tốt các hoạt động Ngày Chủ nhật xanh quy mô toàn diện, bước đầu phát huy hiệu quả. Nhìn chung nhận thức cán bộ và nhân dân ngày càng nâng lên trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc; số lượng, chất lượng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới được nâng lên.

Đến nay có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đang tập trung tiêu chí nhà tạm còn thiếu ở xã Thượng Nhật; tổ chức hướng dân xã Thượng Nhật rà soát lập hồ sơ các tiêu chí đã đạt; phấn đấu đến cuối năm xã Thượng Nhật được công nhận đạt chuẩn. Về huyện nông thôn mới đã đạt chuẩn 8/9 tiêu chí, còn tiêu chí sản xuất chưa đạt.

Mặc dù nguồn lực đầu tư từ cấp trên tương đối lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa xã. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở các xã còn chậm, không chú trọng việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; các tiêu chí thuộc về người dân vẫn chưa đạt cao.

* Tồn tại, hạn chế:

- Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã; Ban phát triển thôn ở một số xã vẫn chưa phát huy đầy đủ tinh thần, trách nhiệm trong nhiệm vụ xây dựng NTM; công tác vào cuộc tuyên truyền của một số đoàn thể cấp huyện, xã chưa thực sự rõ nét, chưa tập trung vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí thuộc về trách nhiệm của địa phương và của nhân dân (như: xóa nhà tạm, giảm nghèo, chuyển đổi sản xuất, nâng cao thu nhập, chỉnh trang hàng rào, môi trường trong chăn nuôi...). Thiếu kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện theo Kế hoạch đã xây dựng và chưa đánh giá trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ được phân công.

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 3 THÁNG CUỐI NĂM 2020

I. Nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp: Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến cuối năm đạt trên 433,4 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), đưa giá trị sản xuất ngành cả năm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

a) Trồng trọt

- Phấn đấu đến cuối năm sản lượng lương thực có hạt 4.583,8 tấn. Tiếp tục tập trung đẩy mạnh phong trào chăm sóc, lập vườn theo Kế hoạch số 36/KH-UBND của UBND huyện, chỉ đạo để đạt chỉ tiêu trồng mới 55 ha cam và 14 ha dứa; vận động nông dân thu hoạch cây hoa màu và sắn ở những nơi có điều kiện, ưu tiên thu hoạch trước ở những vùng thấp trũng, dễ ngập nước; tiếp tục trồng các loại cây màu vụ đông; mở rộng diện tích trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng. Chuẩn bị giống, đất, quản lý chặt chẽ chất lượng giống và trồng đúng lịch thời vụ. Ổn định diện tích cao su hiện có, đưa sản lượng mủ đông ước đạt 11.500 tấn. Đẩy mạnh chăm sóc, bón phân trên toàn bộ diện tích cây cao su; vận động người dân không chặt bán vườn cây cao su.

b) Chăn nuôi và thủy sản: Nâng cao chất lượng đàn trâu bò, đàn lợn, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm, tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh mô hình gà thả vườn; chủ động phòng chống và ngăn chặn bệnh dịch ở gia súc, gia cầm. ổn định đàn bò đã nuôi 3.098 con, đàn trâu 1.650 con; phát triển đàn lợn để đạt 20.000 con/năm, trong đó đàn lợn nái 1.100 con; phát triển đàn gia cầm để đạt kế hoạch 300.000 con/năm; chuồng trại đảm bảo yêu cầu đạt 100%. Duy trì diện tích nuôi cá nước ngọt 60 ha, phấn đấu cả năm sản lượng nuôi trồng đánh bắt thủy sản đạt 250 tấn, trong đó nuôi trồng 198 tấn.

c) Lâm nghiệp: Tiếp tục triển khai trồng lại rừng sau khai thác; kêu gọi các nguồn lực tài trợ để lồng ghép vào Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ; triển khai các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng chặt phá, xâm lấn rừng lấy đất sản xuất và khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Hướng dẫn nông dân sử dụng giống keo chất lượng cao để tăng năng suất rừng trồng; tăng cường công tác quản lý chất lượng giống lâm nghiệp. Phấn đấu khai thác rừng trồng và trồng lại rừng 300ha; sản lượng gỗ khai thác đạt 26.000 tấn gỗ nguyên liệu; mở rộng trồng rừng gỗ lớn thêm 46 ha. Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện Phương án, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 65 của UBND tỉnh, Kết luận 270 của UBND tỉnh.

1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khoa học công nghệ

a) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến cuối năm là 241,9 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), đưa giá trị sản xuất ngành cả năm tăng 14,6% so cùng kỳ năm trước. Tiếp tục nắm thông tin để kịp thời đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ; Chương trình khuyến công và xúc tiến thương mại huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; tiếp tục triển khai Đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh năm 2020. Hỗ trợ, hướng dẫn giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thủ tục xin đầu tư các dự án trên địa bàn. Rà soát, bổ sung thông tin dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư năm 2020 và hoàn thiện thông tin dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025. Huy động, tập trung nguồn lực phát triển một số nhóm sản phẩm có lợi thế về nguồn nguyên liệu như: Chế biến đá Granit, sản phẩm nông lâm nghiệp, thủ công mỹ nghệ. Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn vốn ưu tiên đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cơ bản của cụm công nghiệp để kêu gọi đầu tư.

- Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư: Thường xuyên gặp gỡ, nắm bắt thông tin, tháo gỡ vướng mắc, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hiện có ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tăng cường hỗ trợ đẩy nhanh việc triển khai các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư; hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hoàn thiện các điều kiện, thủ tục liên quan về đầu tư để sớm đưa các dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ, như dự án: Nhà máy chế biến, sản xuất đá ốp lát (Công ty CP Đầu tư Hà An Phú Lộc); Nhà máy chế biến đá granit (công ty TNHH Thạch Phú Hưng); dự án đầu tư cửa hàng xăng dầu (Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế); Nhà máy cưa xẻ gỗ rừng trồng (Hợp tác xã lâm nghiệp bền vững Thượng Nhật),...

- Phối hợp với Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế đẩy nhanh tiến độ dự án cấp nước sạch cho các xã vùng dưới và tiến hành các bước chuẩn bị triển khai dự án nhà máy nước Thượng Long. Tiếp tục phối hợp với Điện lực Nam Đông tiến hành rà soát nhu cầu sử dụng điện để có phương án đầu tư cho phù hợp và kiểm tra an toàn điện.

b) Đầu tư – xây dựng cơ bản: Đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành các công trình đang triển khai, tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 23/01/2020 của UBND tỉnh về thực hiện đầu tư công năm 2020, Công văn số 3333/UBND-XDCB ngày 22/4/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện công tác giải ngân kế hoạch vốn năm 2020 và các văn bản chỉ đạo của UBND huyện về triển khai đầu tư công năm 2020. Đảm bảo, đến 31/10 giải ngân 100% kế hoạch vốn đã bố trí trong năm đối với các dự án chuyển tiếp; đến 31/11 giải ngân 100% kế hoạch vốn đã bố trí trong năm đối với các dự án khởi công mới. Hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư kế hoạch năm 2021.

Kiểm tra thường xuyên chất lượng các công trình xây dựng; quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng, cấp chứng chỉ quy hoạch; quản lý các bãi tập kết vật liệu xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán; tăng cường giám sát quản lý dịch vụ công cây xanh, điện chiếu sáng đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn.

c) Khoa học công nghệ: Hoàn thiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây Ổi Lê tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tiếp tục triển khai hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các nhãn hiệu tập thể; vận động phát triển nhãn hiệu cá nhân, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

1.3. Quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị và nhà ở: Ban hành quy định về quản lý quy hoạch theo đồ án quy hoạch chung thị trấn Khe Tre đến năm 2030; tiếp tục triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới các xã; triển khai lập nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới các xã thời kỳ 2021-2030; định hướng quy hoạch các khu dân cư mới để đáp ứng nhu cầu về đất ở; đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng và trật tự đô thị; xây dựng Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025. Rà soát, bổ sung quy hoạch các bãi tập kết cát, sỏi trên địa bàn.

1.4. Dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, phấn đấu giá trị sản xuất đến cuối năm đạt trên 460,8 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), tăng 6,1% cùng kỳ năm trước. Nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động các loại hình dịch vụ; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương nghiệp, đảm bảo ổn định thị trường, giá cả. Khai thác tốt các điểm du lịch sinh thái, tạo ra nhiều hình thái dịch vụ du lịch có dấu ấn đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Cơ tu; liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ, nhất là những dịch vụ còn thiếu và chậm như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Làm tốt công tác kích cầu du lịch theo Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 20/5/2020 về Phê duyệt Đề án “Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021”. Làm tốt công tác đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách tại các điểm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức.

1.5. Tài nguyên, môi trường, giải phóng mặt bằng:

Tăng cường thực hiện thẩm định hồ sơ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất đúng thẩm quyền và đúng quy định; thẩm tra hồ sơ cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO và TSKGLVĐ đạt kế hoạch đề ra. Tập trung đền bù, giải phóng mặt bằng các công trình dự án trên địa bàn như: công trình thủy điện Thượng Nhật, Nhà máy nước Thượng Long,...

Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tăng cường công tác tham mưu quản lý và kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên khoàng sản, nhất là cát, sỏi sạn tại các bãi bồi quy hoạch.

1.6. Tài chính - ngân sách: Thực hiện thu ngân sách đúng luật, kịp thời, chống thất thu. Chú trọng các lĩnh vực có số thu lớn, làm việc các doanh nghiệp, nắm chắc khối lượng nghiệm thu để thu đủ thuế vãng lai các doanh nghiệp ngoài tỉnh vào thi công trên địa bàn, không để thất thoát, chậm nộp. Tập trung thu nợ đọng thuế các năm trước; không để nợ đọng phát sinh; đẩy nhanh các thủ tục để tổ chức đấu giá đất để tăng nguồn thu ngân sách huyện; nghiên cứu tạo các nguồn thu mới. Thực hiện tiết kiệm chi, kiểm soát chi chặt chẽ, đảm bảo hoạt động bộ máy hành chính địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.1. Giáo dục - đào tạo:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa mới theo lộ trình. Tập trung thực hiện hoàn thành và tổng kết Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2021”. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, chất lượng mũi nhọn; tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; tăng cường công tác “dạy người”. Phấn đấu huy động học sinh trong độ tuổi đạt tỷ lệ cao và hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tích cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

2.2. Y tế, dân số, gia đình và trẻ em:

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; chú trọng công tác phòng chống các dịch bệnh, tập trung các nguồn lực để phòng chống dịch Covid-19 không để xảy ra trên địa bàn; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng; các hoạt động truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3; nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2.3. Văn hóa - thông tin:

Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cấp tỉnh; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao để chào mừng 30 năm tái thành lập huyện. Hướng dẫn các xã, thị trấn, các cơ quan làm thủ tục công nhận thôn, tổ dân phố, cơ quan đạt chuẩn văn hóa. Thực hiện tốt các hoạt động nhằm bảo tồn các nét đẹp, văn hóa của đồng bào các dân tộc. Nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương; làm tốt công tác tiếp, phát sóng, phát huy hệ thống truyền thanh ở các xã, thị trấn. Tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm tái lập huyện và 15 năm đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Ban hành Đề án “Bảo tồn làng truyền thống dân tộc Cơ tu” giai đoạn 2021-2025; xây dựng Đề án phát triển văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; mở lớp bào tồn các điệu múa truyền thống và cồng chiêng tại xã Thượng Nhật và Hương Sơn.

2.4. Công tác xã hội và đời sống nhân dân: Huy động, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, rà soát, lập danh sách người lao động, hộ gia đình, Doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg; đồng thời rà soát, nắm tình hình đời sống nhân dân bị ảnh hưởng trong, sau dịch bệnh Covid-19 để có phương án hỗ trợ kịp thời để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu giảm hộ nghèo bền vững; chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm nhất là công tác xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Tranh thủ vốn từ các chương trình dự án, các tổ chức để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở và các chương trình, chính sách khác liên quan khác...

2.5. Công tác dân tộc, tôn giáo: Triển khai thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình 135. Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình tôn giáo trên địa bàn để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo cơ sở, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

3. Lĩnh vực Quốc phòng - An ninh - Nội chính

3.1. Quốc phòng: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và kế hoạch tuyển quân năm 2021. Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn. Bảo đảm tốt công tác hậu cầu, kỹ thuật phục vụ huấn luyện, diễn tập, nhiệm vụ sẵn sàn chiến đấu; quản lý, khai thác tốt các công trình quốc phòng, khu quân sự.

3.2. An ninh: Thực hiện tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nắm chắc tình hình an ninh trật tự từ cơ sở đảm bảo không để bị động bất ngờ; triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, môi trường; nâng cao chất lượng hiệu quả điều tra, khám phá, xử lý tội phạm. Tuyên truyền, hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ, công tác tuần tra kiểm soát giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn; chú trọng công tác quản lý cư trú; tăng cường công tác phối hợp kiểm tra phòng cháy chữa cháy; tăng cường nắm bắt tình hình và xử lý triệt để tệ nạn lô đề, cá độ bóng đá...; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

3.3. Công tác tư pháp, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư và phòng chống tham nhũng, tiếp công dân

Tập trung triển khai hoàn thành các cuộc thanh tra theo chương trình kế hoạch, bố trí hợp lý nhân lực, điều kiện để hoàn thành các cuộc thanh tra đột xuất. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực Kết luận thanh tra số 270/KL-UBND và Kết luận thanh tra số 117/KL-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh, thực hiện các Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý sau thanh tra có hiệu lực pháp luật. Tăng cường công tác tiếp dân tại trụ sở và lưu động theo lịch đã xây dựng; kịp thời nắm thông tin tình hình để tập trung xử lý không để tình hình khó giải quyết. Giải quyết kịp thời các đơn thư mới phát sinh, chú trọng đơn thư liên quan đến nhân sự chuẩn bị bầu đại biểu HĐND các cấp. Tổ chức tuyên truyền các văn bản luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư theo kế hoạch đã xây dựng. Triển khai thi hành Luật Phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14 và triển khai đồng bộ các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng. Tổ chức thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập đảm bảo chính xác, kịp tiến độ quy định.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các Luật mới ban hành; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản QPPL; kịp thời triển khai công tác kiểm tra văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòa giải, trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, thực hiện đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; duy trì tiếp dân theo kế hoạch.

3.4. Công tác nội vụ, cải cách hành chính

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của một số cơ quan, đơn vị; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách đảm bảo theo tinh thần Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ và Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 14/7/2020 của HĐND tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, gắn với thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Đề án tinh giản biên chế đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tổ chức đánh giá và xếp loại công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chất lượng hoạt động năm 2020 của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn; tổ chức đánh giá duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2025; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức giao dịch tại Trung tâm Hành chính công và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã; tuyên truyền đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; tăng cường kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh về đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; giải quyết các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

4. Chương trình xây dựng nông thôn mới - giảm nghèo bền vững

Huy động, lồng ghép hợp lý các nguồn lực để đầu tư theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tập trung đầu tư các công trình thiết yếu liên quan đến các tiêu chí chưa đạt chuẩn, hỗ trợ nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xóa nhà tạm; ưu tiên đầu tư cho các xã theo lộ trình để đạt tiêu chí nông thôn mới. Huy động tốt các nguồn lực trong dân để đầu tư sản xuất, môi trường, đóng góp trong xây dựng kết cấu hạ tầng và công tác giải phóng mặt bằng.

II. Các chương trình trọng điểm cần tập trung chỉ đạo 3 tháng cuối năm 2020

1. Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện.

2. Chương trình xây dựng nông thôn mới - giảm nghèo bền vững.

3. Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

4. Chương trình cải cách hành chính (Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC).

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Về phát triển kinh tế

- Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao tính tự lực tự cường, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại; đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất giỏi trong nông dân, đặc biệt ở các xã định canh định cư để khơi dậy tinh thần tự giác đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao.

- Tăng cường công tác khuyến nông - lâm - ngư; nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, vai trò của cán bộ tăng cường về xã để vận động, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân; tập trung hướng dẫn có trọng tâm trọng điểm, chú trong xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả ở từng thôn, tổ chức nông dân trong thôn tham quan học tập.

- Hỗ trợ nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xóa nhà tạm; vận động nhân dân, doanh nghiệp thực hiện Đề án cam, trồng chuối đặc sản, dứa Cayen theo kế hoạch; nghiên cứu xây dựng các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục triển khai “Đề án phát triển nông nghiệp toàn diện giai đoạn 2016-2020” theo định hướng tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị; Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2014-2020.

- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thi công; tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Tiếp tục chỉ đạo để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, khoáng sản.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, điều hành thu chi ngân sách. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản chi; cấp phát ngân sách kịp thời, đảm bảo theo quy định của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra gắn với việc hướng dẫn nghiệp vụ, xuất toán các khoản chi sai chế độ chính sách.

2. Về phát triển văn hóa – xã hội

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng trường học; tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất; đầu tư đáp ứng cơ bản các trang thiết bị dạy học, trong đó ưu tiên cho lớp 2 và lớp 6. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể các cấp, đẩy mạnh thực hiện công xã hội hóa giáo dục để huy động, duy trì số lượng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm tốt công tác chăm sóc cứu chữa tại chỗ; thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch đặc biệt là dịch covid-19, không để dịch tả lợn Châu Phi tái phát. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình để hạn chế việc sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước đặc biệt là lễ kỷ niệm 30 năm tái thành lập huyện; đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và công tác gia đình. Tăng cường công tác quảng bá du lịch và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác, đầu tư du lịch trên địa bàn.

- Xây dựng Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020, khảo sát thực trạng nguồn lao động, ngành nghề, đi đôi với dự báo tình hình phát triển để có kế hoạch đào tạo sát nhu cầu; liên kết với các doanh nghiệp tiến hành đào tạo nghề. Bám cơ sở nắm bắt kịp thời tình hình đời sống nhân dân; thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiên tai, bão lũ có nguy cơ thiếu đói, tái nghèo, dịch bệnh. Quan tâm đến các hộ gia đình chính sách, bảo trợ xã hội thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

- Nắm chắt tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng.

3. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Thường xuyên bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 để xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện; chỉ đạo, điều hành có trọng tâm, cụ thể, quyết liệt và đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

- Phát huy ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực thi công vụ; chống mọi biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại gắn với công tác kiện toàn các tổ chức nhằm tăng hiệu quả quản lý, đồng thời tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Đẩy mạnh phong trào thi đua, khen thưởng.

- Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; phát huy tác dụng tích cực trang thông tin điện tử huyện và cấp xã để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, giới thiệu hình ảnh, thế mạnh của huyện nhằm thu hút đầu tư phát triển.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2020 đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm đòi hỏi Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện nhà phải nỗ lực phấn đấu, chỉ đạo quyết liệt, khắc phục những khó khăn để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Huyện ủy, Nghị quyết HĐND huyện đã đề ra trong năm 2020./.

 

Tập tin đính kèm:
Phan Anh Hải
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.334.853
Truy cập hiện tại 640