Tìm kiếm
Hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
False 22262Ngày cập nhật 19/09/2021

Thời gian qua thực hiện đề án Ngày chủ nhật xanh, "Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng", bên cạnh những kết quả đạt được rất ấn tượng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết: tình trạng rác thải trên đường phố, công viên, các khu vực dân cư được thải bỏ không đúng nơi quy định ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; Nhiều bãi chôn lấp tại các địa phương, nước rác không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất… Vì vậy, nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4512 /UBND-GT ngày 01/6/2020 về việc hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

 

1. Phân loại, lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt

1.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

a) Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 04 nhóm sau:

- Nhóm tái chế, tái sử dụng: giấy các loại, nhựa các loại, kim loại các loại, thủy tinh các loại…

- Nhóm các chất hữu cơ dễ phân hủy: nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ quả, xác động vật…

- Nhóm chất thải nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng…

- Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải xây dựng).

b) Theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng để ban hành quy định phân loại rác tại nguồn cho phù hợp.

c) Đối với các địa phương dự kiến cung cấp chất thải rắn sinh hoạt cho Nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn (Phong Điền, Hương Trà, thành phố Huế, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc) được phân loại tại nguồn thành 03 nhóm như sau:

- Nhóm tái chế, tái sử dụng: giấy các loại, nhựa các loại, kim loại các loại, thủy tinh các loại…

- Nhóm chất thải nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng…

- Nhóm các chất hữu cơ và chất thải còn lại (không bao gồm chất thải xây dựng và xác chết động vật lớn: gia súc...).

1.2. Hướng dẫn về bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, chủ nguồn thải sau khi phân loại

a) Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

b) Bao bì (hay còn gọi là túi rác)

- Hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng túi có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy, màu cam để chứa chất thải nguy hại, màu trắng/xám để chứa chất thải tái chế. Sử dụng các loại túi có màu sắc khác (trừ màu trắng/xám, màu xanh, màu cam) để chứa chất thải còn lại.

- Bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt phải là loại dễ phân hủy.

c) Thiết bị lưu chứa (hay còn gọi thùng rác)

- Màu sắc thùng rác phải phù hợp với màu bao bì (túi rác) để thuận lợi trong việc phân loại.

- Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng thiết bị lưu chứa là các thùng rác chuyên dụng của các nhà sản xuất có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy, thùng rác có màu trắng/xám để chứa chất thải tái chế, thùng màu cam để chứa chất thải nguy hại.

d) Các vị trí đặt thiết bị lưu chứa được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và cự ly vận chuyển. Tại các vị trí, sau khi được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn để đặt các thiết bị lưu chứa, các tổ chức thu gom, vận chuyển chủ động đầu tư các thiết bị lưu chứa phù hợp với việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

1.3. Hướng dẫn về thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng

a) Trên các đường phố chính, các khu thương mại, quảng trường, công viên, khu vui chơi giải trí, khu đô thị, điểm tập trung dân cư, đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt có màu phù hợp hoặc dán nhãn để người dân nhận biết, phân loại.

b) Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

c) Địa điểm, vị trí, khu vực bố trí các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại các khu dân cư, khu vực công cộng do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xác định.

2. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại

2.1. Đơn vị/cá nhân thu gom, vận chuyển

a) Đảm bảo tổ chức thu gom, vận chuyển riêng các nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại. Riêng chất thải nguy hại thực hiện thu gom, lưu chứa tại một số điểm tập kết được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn và được thu gom, vận chuyển theo quy định.

b) Đối với nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: hộ gia đình, chủ nguồn thải có thể bán, cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu hoặc các tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp không cho hoặc bán cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì chủ nguồn thải, hộ gia đình phải bỏ vào thùng chứa rác riêng biệt.

c) Tổ chức thu gom riêng chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại:

- Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: tổ chức thu gom vào tất cả các ngày trong tuần.

- Chất thải còn lại: tổ chức thu gom vào các ngày Thứ 3, 5, 7.

- Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: tổ chức thu gom vào ngày Chủ nhật trong tuần (đối với trường hợp các hộ gia đình, chủ nguồn thải không cho hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân thu gom loại chất thải này).

- Chất thải nguy hại: thu gom tại vị trí lưu chứa được UBND các huyện, thị xã, thành phố quy định với tần suất tối thiểu 06 tháng/lần theo quy định xử lý chất thải nguy hại và đột xuất theo yêu cầu của UBND các huyện, thị xã và thành phố.

- Tần suất thu gom các nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại nêu trên mang tính định hướng; tùy điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, sắp xếp thời gian thu gom phù hợp và theo khối lượng phát sinh của từng nhóm chất thải mà Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có thể tăng, giảm số ngày thu gom trong tuần nêu trên.

d) Trường hợp, các hộ gia đình, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh khi có phát sinh chất thải đột xuất hay có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều như: có tiệc, ma chay, cưới hỏi, kinh doanh, dịch vụ ăn uống và các chủ nguồn thải (là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) có nhu cầu được tổ chức thu gom hàng ngày các nhóm chất thải phát sinh mà khác với quy định của địa phương được nêu trên thì phải thực hiện trả thêm chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển (hộ gia đình, chủ nguồn thải tự thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển về tần suất và chi phí thu gom, vận chuyển tăng thêm).

e) Các chủ nguồn thải, hộ gia đình, hợp tác xã, cơ sở sản xuất – kinh doanh có nhu cầu ủ chất thải hữu cơ dễ phân hủy trong khuôn viên thành phân hữu cơ, bón cho cây trồng nội bộ hoặc để phục vụ sản suất nông nghiệp sẽ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng thiết bị, quy trình thực hiện.

g) Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất - kinh doanh có phát sinh chất thải rắn xây dựng thì phải thực hiện hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.

h) Đối với chất thải nguy hại từ các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh có phát sinh tự thu gom và đưa đến các điểm lưu chứa theo quy định của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

2.2. Hướng dẫn về phương tiện thu gom, vận chuyển

a) Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải phải đảm bảo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế và phải thu gom riêng biết từng nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại.

Riêng chất thải nguy hại phải được thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng của đơn vị đầy đủ chức năng vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định.

b) Bên cạnh đó, các phương tiện thu gom, vận chuyển ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông, phải đảm bảo quy định về quy định về vệ sinh môi trường, không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, nước rỉ rác trong quá trình thu gom, vận chuyển.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố bố trí các điểm tập kết và xây dựng lộ trình vận chuyển riêng chất thải sau phân loại; kết nối, đồng bộ với đơn vị, cá nhân thu gom có sử dụng thùng đựng rác (thùng loại 660 lít, hoặc thùng xe đẩy tay 500 lít) để thu gom tại nguồn với khoảng cách không quá 01km (một kilomet).

d) Tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố phục vụ triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải bố trí khu vực riêng để lưu chứa tạm chất thải sinh hoạt sau phân loại và thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại.

(Trích: Công văn số 4512 /UBND-GT ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 

 

Tập tin đính kèm:
Võ Thị Thu Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 7.112