Tìm kiếm
Nhiều chính sách ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số
False 36640Ngày cập nhật 21/08/2021

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

 Theo đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030"  tập trung tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của toàn xã hội nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc ít người. Nâng cao năng lực hệ thống y tế vùng dân tộc về cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ, nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở các nhóm tuổi mẫu giáo đúng độ tuổi. Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người. Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

 

Nhiều chính sách ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.
Những bể nước sạch được xây dựng để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho bà con.

 

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện nhiệm vụ duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các dân tộc thiểu số rất ít người; xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người với các đồng bào dân tộc thiểu số khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các thôn; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân .
Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã được triển khai xây dựng gồm 10 dự án, tiểu dự án với các hoạt động, nội dung hướng tới người dân sinh sống ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta trong đó có nội dung: Nỗ lực trong phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bao gồm:  Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh. Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản. Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà sinh hoạt cộng đồng.
Trạm y tế xã đạt chuẩn. Công trình trường, lớp học đạt chuẩn. Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ. Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình có nhiều hộ nghèo, phụ nữ hưởng lợi.
Trong các cơ chế, phương thức triển khai nhiệm vụ thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu trên, chú trọng tham mưu triển khai cơ chế phân cấp xã làm chủ đầu tư các dự án, trao quyền tự chủ cho cộng đồng gắn với nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá, đảm bảo "xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập".
Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và triển khai các chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số đặc biệt là tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo đó, tập trung tuyên truyền về quyền con người, bình đẳng giới, vận động không tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Ủy ban Dân tộc đã chủ trì triển khai thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số" giai đoạn 2015 - 2025  tập trung vào: Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền thực hiện Đề án; phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin .
Các cơ quan công tác dân tộc địa phương đã tổ chức được 7.245 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông cho 478.298 người tại các xã triển khai mô hình điểm. Tổ chức các hoạt động truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Tổng số là 120.774 cuộc với 4.070.148 người tham gia; Thiết kế, lắp đặt 2.704.757 (pa nô, áp phích; tờ rơi/tờ gấp, sổ tay hỏi đáp pháp luật...)  phát cho 1.412.363 đồng bào để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK là một trong những chủ trương nhất quán từ trước đến nay, được quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và tiếp đó là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Đến nay, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện đã thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp.
Trong 2 năm 2019 và 2020, đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 17.694 người dân tộc thiểu sốvà hỗ trợ thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng cho người dân tộc thiểu số có tính chất phức tạp hoặc điển hình là 6.890 người. Đẩy mạnh công tác truyền thông cho các tổ chức, cá nhân đặc biệt là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK để họ biết về quyền được rợ giúp pháp lý của mình; đẩy mạnh chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cho người dân; cấp phát tờ gấp pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số để phổ biến, giáo dục pháp luật và quyền được trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số.
 
trích dẫn nguồn tin tại địa chỉ websize Bộ Lao động - TB&XH: http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=226476
Đặng Giang Chữ
Các tin khác
Tin cùng nhóm
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 229