Tìm kiếm
Bảo vệ đê điều: Chú trọng từ cấp huyện
False 31772Ngày cập nhật 27/06/2020

(Chinhphu.vn) – Các huyện cần quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu đến từng xã khi có vi phạm về đê điều. Đồng thời các huyện cần tăng cường phối hợp xử lý vi phạm với các cơ quan quản lý đê điều tại địa phương và Trung ương.

 

Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Ngày 26/6, Tổng cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến Chủ tịch cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt năm 2020. Tại điểm cầu Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị, cùng dự có Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT, đại diện một số bộ ngành, đơn vị liên quan. Các đầu cầu tại địa phương được kết nối trực tuyến với 21 điểm tại Sở NN&PTNT và 167 đầu cầu UBND cấp huyện của 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt.

Theo báo cáo tại hội nghị, từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, đã xảy ra 186 trận dông, lốc, mưa lớn trên 40 tỉnh, thành phố; 2 trận lũ quét, sạt lở đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại ĐBSCL… Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 49 người chết, mất tích, trên 61.726 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; trên 108.458 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.380 tỷ đồng (trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 879 tỷ đồng; do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng).

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2020 xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và  áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều trong những tháng nửa cuối năm 2020. Do lượng mưa năm 2019 thiếu hụt, mực nước tại hồ Sơn La đã xuống thấp nhất từ khi xây dựng (năm 2005), theo quy luật thì sau hạn hán là mưa lũ lớn, do vậy cần sẵn sàng phương án chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai cực đoan, bất thường.

Đáng chú ý, tại thời điểm này, miền Nam Trung Quốc đang lụt lớn. Theo quy luật, khi khu vực miền Nam Trung Quốc mưa lớn thì chỉ sau 1-2 tháng tại Việt Nam sẽ mưa rất to. Tại thời điểm này, các tỉnh miền núi phía bắc, nhất là là Hà Giang, Cao Bằng đang có đám mây lớn, có thể trong nay mai sẽ có lũ quét khu vực này. 

Hệ thống đê điều có tổng số 9.078 km đê, trong đó 2.726 km đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay, trên hệ thống đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt còn tồn tại 230 trọng điểm xung yếu; 399 km đê còn thiếu cao trình; 683 km đê mặt cắt nhỏ hẹp; 459 cống cũ, hư hỏng; 158 km kè hư hỏng, xung yếu; tình hình vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn biến hết sức phức tạp, việc ngăn chặn, xử lý còn hạn chế do nhận thức của một bộ phận người dân và chính quyền địa phương một số nơi đối với công tác quản lý, bảo vệ đê điều còn hạn chế.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (trái) lo lắng nguy cơ mất an toàn đê từ sự chủ quan của một số địa phương. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Trên thế giới, bình quân 1 năm thiên tai gây thiệt hại 300 tỷ USD, cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người. Tại Việt Nam, bình quân 5 năm qua thiên tai gây thiệt hại 1,5% GDP/năm, gần 300 người thiệt mạng. Năm 2019 dù thiên tai có giảm so với năm 2018 nhưng điều kiện thời tiết cực đoan, bất thường hiện nay khó có thể lường trước được vấn đề gì sẽ diễn ra. 

Những năm gần đây, các hình thái thiên tai liên quan trực tiếp đến Việt Nam, trong đó có bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt. Với 21 tỉnh, thành phố có đê lâu chưa chứng kiến lũ lớn nhưng mưa lớn gây sạt lở đã xảy ra ở các điểm, địa phương cụ thể. 

“Hệ thống đê điều hiện nay có 9.018 km đê từ cấp 3 trở lên. Trong đó đê điều cấp đặc biệt do địa phương quản lý là khoảng 2.000 km. Hiện nay, toàn quốc có 230 điểm nguy cơ uy hiếp an toàn đê điều bất cứ lúc nào”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói. 

Ngoài ra, theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, có 2 nguy cơ nữa đáng lo ngại, đó là các vi phạm pháp luật về đê điều ngày càng tăng. Hiện còn khoảng 7.100 vụ vi phạm đê điều chưa được xử lý. Con số vi phạm đê điều không giảm đi mà ngày càng tăng lên và nghiêm trọng hơn. Nguy cơ thứ hai là từ lâu không có lũ lớn nên một số địa phương chủ quan. Đê điều vẫn tu bổ nhưng để thử sức chịu đựng thì chưa có điều kiện tổng thể.

Võ Thị Thanh Tuyền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 7.434