Tìm kiếm
Phòng Tư pháp
False 56871Ngày cập nhật 18/11/2013

A. Giới thiệu chung

Phòng Tư pháp huyện

Địa chỉ: Thị trấn Khe tre, Nam Đông, TT. Huế

Điện thoại: 3.875.538

Email: tp.namdong@thuathienhue.gov.vn

 
B. Cơ cấu tổ chức: 
 
 
LÃNH ĐẠO

 

Ông Phạm Tấn Sanh - Trưởng phòng

Email: ptsanh.namdong@thuathienhue.gov.vn

SĐT: 0543.875.538

---

Bà Nguyễn Nhàn Khánh Phú - Phó trưởng phòng

Email: nnkphu.namdong@thuathienhue.gov.vn

SĐT: 0543.875.538

 

 

BỘ PHẬN CHUYÊN VIÊN

 

Bà Hồ Thị Tuyết - Chuyên viên

Email: httuyet.namdong@thuathienhue.gov.vn

SĐT: 0543.875.538

 

 

...
 
 
 
C. Chức năng nhiệm vụ:

Chương I

VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.

3. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tư pháp; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực tư pháp.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở các xã, thị trấn.

5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

a) Phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện chủ trì xây dựng;

b) Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân huyện theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp.

6. Về theo dõi thi hành pháp luật:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;

c) Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện.

7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Giúp Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tự kiểm tra văn bản do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện ban hành; hướng dẫn công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ban hành;

b) Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ban hành theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện;

d) Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở các xã, thị trấn và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

10. Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

11. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ về xây dựng xã, thị trấn tiếp cận pháp luật theo quy định.

12. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:

a) Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch cho công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn;

b) Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);

c) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.

13. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

14. Về chứng thực:

a) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ cho công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

b) Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

15. Về bồi thường nhà nước:

a) Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân huyện xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thống nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện việc giải quyết bồi thường;

c) Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm giải quyết bồi thường.

16. Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

17. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;

b) Đề xuất Ủy ban nhân dân huyện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;

c) Hướng dẫn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.

18. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

19. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

20. Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng.

21. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân  huyện và Sở Tư pháp.

22. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động tư pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

23. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

24. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

25. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Tổ chức và biên chế

1. Tổ chức:

Phòng Tư pháp có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức khác.

a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng và công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn trên địa bàn;

b) Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng;

c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.

d) Công chức của Phòng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Phòng; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Phòng và trước pháp luật về ý kiến tham mưu, đề xuất của mình.

2. Biên chế:

a) Biên chế công chức của Phòng Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân  huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Việc bố trí công tác đối với công chức của Phòng Tư pháp phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức theo quy định và đảm bảo đủ lực lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Trưởng phòng Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; phân công nhiệm vụ cụ thể đối với lãnh đạo, công chức chuyên môn của Phòng đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Trưởng phòng Tư pháp đề nghị, thống nhất với Trưởng phòng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định./.

D. Phân công nhiệm vụ

1. Ông Phạm Tấn Sanh - Trưởng phòng:

Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện theo quy định pháp luật. Trực tiếp phụ trách, thực hiện nhiệm vụ sau:

- Tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về các lĩnh vực: Hộ tịch; công tác văn bản; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; bồi thường nhà nước; theo dõi thi hành pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nuôi con nuôi và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Chủ tài khoản cơ quan; thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại của cơ quan

- Phụ trách công tác thi đua khen thưởng; công tác tư pháp, hộ tịch; chứng thực tại huyện; công tác trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn.

- Phụ trách công tác cải cách tư pháp tại huyện; cải cách hành chính của cơ quan;

- Phụ trách công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch và các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giao.

 

2. Bà Nguyễn Nhàn Khánh Phú – Phó Trưởng phòng:

Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành một số hoạt động của Phòng. Chịu trách nhiệm tham mưu trong các lĩnh vực sau:

- Tham mưu xử lý vi phạm hành chính Thi hành pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác kiểm tra văn bản; hòa giải ở cơ sở; công tác Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn

- Thống kê, các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công hàng tháng, quý, năm và một số nhiệm vụ khác khi lãnh đạo phòng yêu cầu.

- Bồi thường nhà nước; công tác chuẩn tiếp cận pháp luật; công tác chứng thực bản sao từ bản chính (khi trưởng phòng đi công tác)

- Phụ trách một số việc khác khi được trưởng phòng giao hoặc ủy quyền

3. Bà Hồ Thị Tuyết - Chuyên viên:

Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về các lĩnh vực:

- Tham mưu cho lãnh đạo phòng trong các lĩnh vực: Hộ tịch; Chứng thực; Tủ sách pháp luật;

- Quản lý các loại biểu mẫu, sổ hộ tịch và có trách nhiệm phân bổ các loại biểu mẫu, sổ hộ tịch cho các xã, thị trấn khi có nhu cầu đúng theo quy định.

- Thống kê, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công hàng tháng, quý, năm và một số nhiệm vụ khác khi lãnh đạo phòng yêu cầu.

- Kiêm nhiêm công tác Văn thư - Lưu trữ; ISO, công nghệ thông tin của cơ quan.

- Kiêm nhiệm công tác thủ quỹ

4. Một số nhiệm vụ khác:

Ngoài những nhiệm vụ chính đã được phân công cho lãnh đạo phòng và các chuyên viên, Phòng Tư pháp huyện còn thực hiện một số nhiệm vụ do Ủy ban Nhân dân huyện, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện yêu cầu.

Lãnh đạo và các chuyên viên được phân công thực hiện, theo dõi nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan trên lĩnh vực được phân công để thực hiện đúng thời gian quy định.

Cán bộ, công chức Phòng Tư pháp hàng tháng, quý tổ chức họp cơ quan (vào ngày mồng 03 hàng tháng. Trường hợp trúng vào ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày nghĩ lễ thì sẽ tổ chức họp trước trong thời gian gần nhất, để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong tháng, bàn giải pháp cho tháng tới và giải quyết các vấn đề phát sinh mới.

Thông báo này thay cho Thông báo số 02/TB-TP năm 2017 của Phòng Tư pháp. Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình cong việc và nhiệm vụ của cấp trên giao cho Trưởng phòng có thể căn cứ vào công việc thực tế để phân công công việc một cách cụ thể, đảm bảo nguyên tắc phối hợp, hài hòa, giải quyết công việc đảm bảo đúng chất lượng và thời gian.

---------------------

Ngày 21/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư số 07/2020/TT-BTP Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
 

Thông tư số 07/2020/TT-BTP được ban hành nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung, thay thế các quy định đã không còn phù hợp của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Thông tư số 07/2020/TT-BTP có những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:
Bổ sung các chức năng, nhiệm vụ mới được giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Sở Tư pháp.
Thông tư số 07/2020/TT-BTP có sự rà soát để cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp cho phù hợp với các văn bản luật có liên quan đã được ban hành trong thời qua như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật phá sản và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về hòa giải thương mại; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, cụ thể:
- Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: rà soát, bổ sung các nhiệm vụ mới được giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi năm 2020).
- Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính: rà soát, bỏ các quy định có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
- Về công tác bồi thường nhà nước: rà soát, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
- Về công tác trợ giúp pháp lý: rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong công tác trợ giúp pháp lý, bổ sung nhiệm vụ của Phòng Tư pháp trong việc “thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật” theo quy định tại Điều 42 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017.
- Về công tác bổ trợ tư pháp: sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tại sản; Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Về đăng ký giao dịch bảo đảm: sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Bổ sung 01 khoản tại Điều 2 Thông tư (khoản 29) về nhiệm vụ: “Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật” để bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ của Sở Tư pháp, đặc biệt trong việc quản lý các hội thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định của luật luật sư, luật công chứng.
- Thông tư cũng rà soát, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong các lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.
Bổ sung quy định về con dấu, tài khoản của Phòng Tư pháp để bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 9, Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dung con dấu, trong đó có quy định: cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là chủ thể được sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc không có hình biểu tượng (không có hình Quốc huy). Đồng thời, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Hướng dẫn kiện toàn tổ chức, biên chế Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp
Không quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp, Phòng Tư  pháp để đảm bảo phù hợp với trách nhiệm của Bộ trưởng được quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: "Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,.. Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo ngành, lĩnh vực quản lý."
Theo quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTP, các Bộ chỉ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và không hướng dẫn về cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và theo quy định của pháp luật (khoản 13 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP).
Tuy nhiên, để đảm bảo việc quy định tổ chức bộ máy của các phòng thuộc Sở Tư pháp thống nhất theo nhóm lĩnh vực, Thông tư số 07/2020/TT-BTP bổ sung quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quy định cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý ngành theo nhóm các lĩnh vực.
Có thể nói, việc không quy định cụ thể về tổ chức và biên chế của Phòng Tư pháp như Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BVN để đảm bảo tính hợp lý trong bối cảnh biên chế thực tế các Phòng Tư pháp rất ít (theo thống kê, tổng hợp thì hiện nay, trung bình mỗi Phòng Tư pháp có 04 công chức/Phòng) nên việc quy định cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp gồm có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức khác như Thông tư 23/2014/TTLT-BTP-BVN là không khả thi và không phù hợp với chủ trương tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế hiện nay.

--------------------------

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tư pháp được quy định tại Thông tư 07/2020/TT-BTP hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện , có hiệu lực thi hành từ ngày 03/02/2021.

1. Vị trí và chức năng

1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hin chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật: theo dõi tình hình thi hành pháp luật: kim traxử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bn quy phạm pháp luật: phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa gi cơ sở; trợ giúp pháp lý; nuôi con nuôi; hộ tịchchng thực; qulý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định pháp lut.

2. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạoqun lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức cy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kim tra, thanh tra, hướng dn v chuyên môn nghiệp vụ ca Bộ Tư pháp, S Tư pháp.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân cp huyện ban hành nghị quyết, quyết định, quy hoạch kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm về lĩnh vực tư pháp thuộc thm quyền ban hành ca Hội đồng nhân dân và ban nhân dân cp huyện: chương trình, biện pháp tổ chức thực hin các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật v các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cp huyện trong lĩnh vực tư pháp; dự tho văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụquyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự tho các văn bn về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp huyện.

3. Tổ chức thực hiện các văn bn quy phạm pháp lutchương trình, kế hoạch và các văn bản khác trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã.

5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

a) Phi hợp xây dựng nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành ca Ủy ban nhân dânHội đồng nhân dân cp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy han nhân dân cp huyện chủ trì xây dựng;

b) Thđịnh dự tho nghị quyết ca Hội đồng nhân dândự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyn theo quy định pháp luật.

6. V theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo i tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

h) Hướng dn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp huyện và công chc chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;

c) Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

d) Theo dõi tình hình thi hành pháp lut trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cp huyn.

7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bn do Ủy han nhân dân cấp huyện ban hành:

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp huyện kim tra văn bn ca Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cp xã; trình Ch tch Ủy ban nhân dân cp huyện quyết định biện pháp x lý văn bn trái pháp luật theo quy định;

c) Kim tra, x lý đối với các văn bn có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng không được ban hành bng hình thức ngh quyết ca Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của y ban nhân dân; văn bn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp xã hoặc chức danh khác  cp xã ban hành có chứa quy phạm pháp luật.

8. Về rà soát, h thng hóa văn bn quy phạm pháp luật;

a) Là đầu mi giúp y ban nhân dân, Chủ tịch y ban nhân dân cp huyện t chc thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bn quy phạm pháp luật ca Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cp huyn theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả ra soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giở cơ sở:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Theo dõi, hướng dn và kim tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đôđốckim tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc y ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chc có liên quan và Ủy ban nhân dân cp xã trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thưng trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cp huyn;

d) Xây dựng, qun lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định pháp luật;

đHướng dẫn việc xây dựng, qun lý, khai thác t sách pháp luật  cp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định pháp luật;

c) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

10. Giúp y ban nhân dân cấp huyn thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chun tiếp cn pháp luật; là cơ quan thường trực ca Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.

11. Thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.

12. Về qun lý và đăng ký hộ tịch:

a) Giúp y ban nhân dân cp huyện chỉ đạokim trahướng dn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và qun lý hộ tịch trêđịa bàn;

b) Giúp y ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật; đề nghị y ban nhân dân cấp huyện quyếđịnh thu hồi, hy bỏ giấy tờ hộ tịch do y ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định ca pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);

c) Giúp y ban nhân dân cp huyện qun lý, cập nhật, khai thác  sở dữ liệu hộ tịch và cấp bn sao trích lục hộ tịch theo quy định;

d) Qun lý, sử dụng Sổ hộ lịch, biu mẫu hộ lịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, h sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.

13. Thực hiện nhiệm vụ qun lý về nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.

14. Về chứng thực:

a) Thực hiện chứng thực bn sao giấy, bn sao điện tử từ bn chính, chứng thực chữ ký (bao gồm cả chữ ký người dịch) và chng thực hợp đồng, giao dch thuộc thm quyền ca Phòng Tư pháp theo quy định ca pháp luật;

b) Qun lý, sử dụng Sổ chng thực, lưu tr S chng thc, h sơ chứng thc theo quy định pháp luật;

c) Hướng dẫn, kim tra về nghip vụ đối vi công chc Tư pháp - hộ tch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc chng thực bn sao giy, bn sao điện tử từ bn chính, chng thực chữ ký và chng thực hợp đồng, giao dịch: qun lý, sử dụng Sổ chứng thực; lưu tr sổ chứng thực, hồ sơ chng thực thuộc thm quyn ca Ủy ban nhân dân cp xã theo quy định pháp luật.

15. Về qun lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp y ban nhân dân cp huyn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại đa phương;

b) Đ xuy ban nhân dân cấp huyện kiến nghị cơ quan có thm quyn nghiên cu, x lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thikhông phù hợp vi thực tin hoặc chồng chéo, mâu thun với nhau;

c) Hướng dn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

16. Giúp Ủy ban nhân dân cp huyện thc hiện nhim vụ, quyền hạn về thi hành án dân sựthi hành án hành chính theo quy định pháp luật và quy chế phi hợp công tác gia cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

17. Giúp y ban nhân dân cp huyện tổ chức tp huấn, bồi dưng chuyên môn, nghiệp vụ qulý nhà nước về công tác tư pháp đối vi công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, các t chc và cá nhân khác có liên quan theo quy định pháp luật.

18. Tổ chức ng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tinlưu trữ phục vụ công tác qun lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi qun lý ca Phòng Tư pháp.

19. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xut về tình hình thực hin nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cp huyện và S Tư pháp.

20. Ch trì, phi hợp với các cơ quan liên quan kim tra, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật trong cánh vực qun lý đối với tổ chức, cá nhân trêđịa bàn; gii quyết khiếu nại, tố cáophòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hođộng tư pháp trên địa bàn theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cp huyện.

21. Qun lý tổ chức bộ máyvị trí việc làmbiên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chc thuộc phạm vi qun lý ca Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

22. Qun lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính ca Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cp huyện.

23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.334.853
Truy cập hiện tại 187