Tìm kiếm
Chăm sóc cây lúa ở giai đoạn trổ bông
False 25732Ngày cập nhật 30/03/2022

Vụ Đông Xuân năm 2021-2022 năm nay toàn huyện cấy/sạ được 310 ha, cho đến nay cây lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, hiện lúa đang giai đoạn trổ. Để đạt được một vụ lúa bội thu, bà con nên áp dụng một số biện pháp về kỹ thuật như sau:

 

Giai đoạn cây lúa trổ bông đến chín là thời kỳ quyết định đến năng suất của vụ lúa. Chăm sóc ở giai đoạn này sẽ nâng cao quá trình hạt chắc và trọng lượng hạt. Với suy nghĩ này bà con nông dân trước đây đã sử dụng biện pháp an toàn là bón thêm phân cho cây lúa vào giai đoạn sau khi thụ phấn đến lúc hạt lúa chính xác để đảm bảo năng suất cho cả vụ. Tuy nhiên, hiện nay biện pháp bón phân này đã không còn được áp dụng, bởi kỹ thuật chăm sóc cây lúa được nâng cao đang dần thay đổi, vừa tiết kiệm chi phí, vừa thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Ở giai đoạn trổ bông không nên bổ sung thêm phân bón cho cây. Chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng từ 45-48 ngày là cần dừng bón phân cho cây lúa. Vì bởi giai đoạn này cây đã đủ cung cấp dinh dưỡng từ làm đòng đến khi cây trổ bông. Khi cây đang làm đòng không bón phân và không sử dụng thuốc gì tác động đến cây lúa.

Tuy nhiên, ở giai đoạn trổ bà con cần chú ý đến các loài sâu bệnh hại tấn công như sâu đục thân, sâu cuốn lá, các loại rầy, rệp gây hại, bệnh đạo ôn, khô vằn. Khi cây lúa bị sâu bệnh hại tấn công thì mới nên phun thuốc cho cây, tránh tình trạng lãng phí thuốc và ảnh hưởng đến cây trồng liên quan. Thêm nữa, thời tiết trong các vụ mùa gần đây thường diễn biến phức tạp, tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, gây hại nên việc phun thuốc phòng, trị trong giai đoạn lúa trổ bông là khuyến khích để đảm bảo năng suất, không bị thất thu.

Bên cạnh sử dụng thuốc, trong thời kỳ trổ bông cần phối kết hợp nhiều biện pháp bổ sung khác để phòng, trị tốt sâu bệnh hại như: vệ sinh đồng ruộng tối đa, dọn sạch cỏ dại để cắt nguồn phát sinh sâu dịch hại lúa, diệt ốc bưu vàng, chuột gây hại, cung cấp đủ nước cho cây lúa,.. để đảm bảo cây lúa phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh hại.

Giới thiệu một số loại thuốc có thể phun khi lúa trổ gặp các loại sâu bệnh hại sau: (Bà con nên đọc kỹ công dụng trên bao bì, chai lọ của sản phẩm hoặc hỏi đại lý thuốc BVTV, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tăng cường về xã để được hướng dẫn).

- Đối với bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn, có thể sử dụng thuốc TT Biomycin 40.5WP để phun phòng, trị. Loại thuốc này cũng rất có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh lép vàng. Sử dụng TriO Super 70WG hoặc Tri 75WG để phun trị bệnh đạo ôn trên lá và phun phòng đối với đạo ôn cổ bông.

- Với bệnh lem lép hạt, thuốc TT Over 325SC là một lựa chọn vô cùng hữu ích. Ngoài lem lép hạt, TT Over 325SC còn có hiệu quả phòng trị một số bệnh hại khác như đốm vằn và vàng lá chín sớm.

- Riêng đối với rầy nâu - loại sâu hại phát sinh khá nhanh và gây ảnh hưởng mạnh, cần phun trị bằng TT-Led 70WG khi rầy nâu đạt mật độ trung bình khoảng 3 con/tép.

Bên cạnh sử dụng thuốc, trong thời kỳ trổ bông cần phối kết hợp nhiều biện pháp bổ sung khác để phòng, trị tốt sâu bệnh hại. Trước hết, cần vệ sinh đồng ruộng tối đa, dọn sạch cỏ dại để cắt nguồn phát sinh sâu dịch hại lúa.

   Chúc bà con nông dân có một vụ mùa bội thu!

 

Phan Trần Duy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 1.596