Tìm kiếm
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông năm 2018
False 27504Ngày cập nhật 12/10/2018

I. Mục tiêu, chỉ tiêu

1. Mục tiêu: Căn cứ định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, mục tiêu chủ yếu của năm 2018 là:

Khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng bền vững; làm tốt công tác thúc đẩy đầu tư, huy động và lồng ghép tốt các nguồn lực; khuyến khích phát triển công nghiệp - TTCN, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, các ngành công nghiệp giải quyết nhiều việc làm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với cây, con chủ lực; nâng cao chất lượng các lĩnh vực xã hội, đời sống nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV.

2. Các chỉ tiêu

a) Chỉ tiêu kinh tế (5 chỉ tiêu):

- Tổng giá trị sản xuất tăng: 11% - 13%

Trong đó: 

+ Công nghiệp - Xây dựng tăng: 13,1%

+ Nông - lâm - ngư nghiệp tăng: 4,2%

+ Dịch vụ tăng: 22,6%

- Thu nhập bình quân đầu người: 30-32 triệu đồng.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt:  4.500 tấn.

- Tổng giá trị đầu tư phát triển trên địa bàn: 386 tỷ đồng.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 30,26 tỷ đồng.

b) Chỉ tiêu xã hội (5 chỉ tiêu):

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,65%.

- Tỷ lệ hộ nghèo: giảm 1,56%.

- Đào tạo lao động: 400 người.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn: 10,5-11%.

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 86%.

c) Chỉ tiêu môi trường (3 chỉ tiêu):

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý: 90%

- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch: 55-60%.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng: 83,3%.

d) Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới:

- Phấn đấu 2 đến 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Thượng Quảng, Thượng Nhật, Thượng Lộ).

II. Một số chương trình trọng điểm tập trung chỉ đạo năm 2018

- Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới - giảm nghèo bền vững.

- Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Chương trình cải cách hành chính (Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC)

III. Một số giải pháp chủ yếu

1. Nhóm giải pháp về kinh tế

Huy động, lồng ghép hợp lý các nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên hỗ trợ sản xuất, các tiêu chí hạ tầng chưa đạt chuẩn.

- Về lĩnh vực nông nghiệp: Rà soát quỹ đất, bố trí đất đai hợp lý cho các dự án nông nghiệp; chuyển đổi đất lâm nghiệp có tiềm năng sang trồng cam; quản lý sử dụng đất đúng mục đích. Xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu cam Nam Đông; đánh giá mô hình quày hàng nông sản, quy hoạch và mở rộng mô hình quày hàng nông sản; thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức kinh tế, tư thương mở rộng quày hàng nông sản, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ. Tích cực hỗ trợ, thúc đẩy thành lập các Hợp tác xã kinh doanh đa dạng trong nông nghiệp, nông thôn để làm dịch vụ cho người sản xuất; thu hút lao động có đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hợp tác xã. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Đề án phát triển nông nghiệp, Đề án làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ.

- Về lĩnh vực công nghiệp -TTCN: Triển khai phát triển ngành may công nghiệp. Huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng (bao gồm: mặt bằng, hệ thống điện, nước) tai Cụm công nghiệp Hương Hòa để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn bằng các chính sách hỗ trợ ưu đãi như: hỗ trợ lãi suất ưu đãi, chính sách thuế, khuyến công…Quy hoạch cụm công nghiệp-TTCN ở xã Hương Phú.

- Lĩnh vực tài chính – ngân sách: Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, điều hành thu ngân sách; đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác thu; xây dựng phương án đấu giá đất trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản chi; hướng dẫn các xã, thị trấn tiếp tục hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công. Cấp phát ngân sách kịp thời, đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra gắn với việc hướng dẫn nghiệp vụ, xuất toán các khoản chi sai chế độ chính sách.

- Về lĩnh vực xây dựng cơ bản: Tranh thủ vốn mục tiêu của Trung ương, Tỉnh, vốn các tổ chức phi Chính phủ. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thi công. Tăng cường công tác giám sát, quản lý chất lượng công trình trên địa bàn; đôn đốc tiến độ thi công công, nghiệm thu, thanh quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Nhóm giải pháp về văn hóa - xã hội

Huy động tốt các nguồn lực, coi trọng nguồn lực xã hội hóa; lồng ghép, bố trí hợp lý các nguồn lực phát triển văn hóa - xã hội:

- Về lĩnh vực giáo dục – đào tạo: Xác định giáo dục là lĩnh vực quan tâm hàng đầu cần tập trung lãnh chỉ đạo, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư phòng học, từng bước xây dựng các hạng mục phụ trợ; đầu tư đáp ứng cơ bản các trang thiết bị dạy học. Chú trọng việc giao tiếp, làm quen tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1, tăng cường các lớp học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học, học bán trú tập trung ở bậc mẫu giáo, phụ đạo cho học sinh yếu kém, duy trì các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; vận động của Mặt trận và các đoàn thể cấp xã, của nhà trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức gia đình để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Phát huy tốt chức năng Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã; đẩy mạnh phong trào khuyến học.

- Về lĩnh vực y tế: Từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm tốt công tác chăm sóc cứu chữa tại chỗ, giảm chuyển viện lên tuyến trên. Chú trọng công tác truyền thông giáo dục kiến thức y tế dự phòng, phòng bệnh tại cộng đồng. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình để hạn chế đến mức thấp nhất việc sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

- Về lĩnh vực văn hoá: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; tổ chức Lễ phát động xây dựng xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Hướng dẫn các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa thực hiện đúng quy định của Pháp luật và cam kết của địa phương. Tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động dịch vụ Văn hóa trên địa bàn.

- Về lĩnh vực xã hội: Khảo sát thực trạng nguồn lao động, ngành nghề, đi đôi với dự báo tình hình phát triển để có kế hoạch đào tạo sát nhu cầu; liên kết với các doanh nghiệp để tiến hành đào tạo nghề. Bám cơ sở nắm bắt kịp thời tình hình đời sống nhân dân; xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiên tai, bão lũ có nguy cơ thiếu đói, tái nghèo. Quan tâm đến các hộ gia đình chính sách, thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

3. Nhóm giải pháp chỉ đao điều hành

Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV để tập trung chỉ đạo; thực hiện điều hành có trọng tâm, quyết liệt, dứt điểm.

- Phát huy ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực thi công vụ; chống mọi biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, lãng phí. Quan tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức; sắp xếp cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo vừa phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành, vừa từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại gắn với công tác kiện toàn các tổ chức nhằm tăng hiệu quả quản lý, đồng thời tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Đẩy mạnh phong trào thi đua, khen thưởng.

- Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; phát huy tác dụng tích cực trang thông tin điện tử huyện để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, giới thiệu hình ảnh, thế mạnh của huyện nhằm thu hút đầu tư phát triển. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước, gắn với công tác tuyên truyền vận động của Mặt trận, các đoàn thể trong việc thực hiện các mục tiêu chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018.

- Thường xuyên sâu sát cơ sở; làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại, lắng nghe và giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Chú trọng công tác thanh, kiểm tra, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ theo nội dung Chỉ thị số 32 của UBND tỉnh, phát hiện những sai sót trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành để chấn chỉnh uốn nắn kịp thời.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính  đặc biệt là các thủ tục thực hiện thông qua quy chế một cửa. Tiếp tục thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực; công khai quy trình giải quyết công việc ở các cơ quan, đơn vị; quy chế ứng xử văn hóa công sở.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.945.332
Truy cập hiện tại 418