Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Khai mạc lớp tập huấn đưa di sản Bài Chòi vào trường học năm 2023
False 2945Ngày cập nhật 22/08/2023

         Để tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi - di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại (được UNESCO công nhận năm 2017), góp phần thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Hôm nay, UBND huyện Nam Đông phối hợp tổ chức khai mạc lớp tập huấn đưa di sản Bài Chòi vào trường học năm 2023. Tham dự khai mạc có các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, quý vị đại biểu, các nghệ nhân đến từ thị xã Hương Thủy, các học viên, quý thầy cô và các em học sinh trường trung học cơ sở Khe Tre

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt là một loại hình nghệ thuật đa dạng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2017.

Bài chòi có hai hình thức chính là “Chơi Bài chòi” và “Trình diễn Bài chòi”. Chơi Bài chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán. Trong các buổi trình diễn của Bài chòi, anh chị biểu diễn trên chiếu cói hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc trong những dịp riêng tư của các gia đình. Chơi Bài Chòi cũng là một trò chơi dân gian được người dân Hương Lộc tổ chức chơi vào các dịp đầu xuân. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, Bài Chòi đã từng bước được quan tâm phục hồi, phát triển và thường xuyên được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán. Đặc biệt trong những năm qua, Hội Bài Chòi được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Hội xuân”, thu hút khá đông khán giả, bà con Nhân dân tham gia.

Tuy nhiên, nghệ thuật Bài Chòi hiện nay rất ít được duy trì và phổ biến sâu rộng, đặc biệt thế hệ trẻ hiện nay hầu như không được tiếp xúc hay biết đến loại hình di sản này. Vì vậy, Lớp tập huấn là cơ hội để các em học sinh được tiếp cận loại hình văn hóa di sản Bài Chòi, từ đó giúp các em hiểu và gợi niềm yêu thích loại hình văn hóa của cha ông để lại. Đồng thời, thông qua lớp tập huấn này tạo sự kế thừa cho giới trẻ về di sản nghệ thuật Bài Chòi nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn huyện Nam Đông nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, việc chúng ta dần dần đưa Bài Chòi đến học sinh, đến thế trẻ là việc làm rất cần thiết và tôi hy vọng rằng, thời gian tới ở các trường học trên địa bàn toàn huyện sẽ xuất hiện những mô hình câu lạc bộ Bài Chòi của học sinh, để tình yêu Bài Chòi được lan tỏa bền vững và nghệ thuật Bài Chòi có chỗ đứng trong lòng mỗi người, nhất là thế hệ trẻ. 

Hướng đến kỷ niệm 6 năm Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (07/12/2017-07/12/2023), việc tổ chức lớp tập huấn đưa di sản Bài Chòi vào trường học năm 2023 là một hoạt động hưởng ứng thiết thực. 

Một số hình ảnh tại buổi khai mạc:

Đồng chí Lê Thanh Hồ - PCT UBND huyện phát biểu khai mạc

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.078.030
Truy cập hiện tại 1.713