Tìm kiếm
 
 
 
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

 

Họp bàn giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh và phòng, chống bạo lực học đường
False 6238Ngày cập nhật 07/01/2023

Ngày 29/12/2022, tại phòng họp UBND huyện, đồng chí Dương Thanh Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện, đã chủ trì họp bàn giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh và phòng, chống bạo lực học đường. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Công an huyện; Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Nam Đông; Hiệu trưởng các trường TH&THCS, THCS; Hiệu trưởng và Bí thư Đoàn trường THPT Nam Đông; Văn phòng HĐND và UBND huyện; (vắng Huyện đoàn có l‎‎‎ý do). ‎

 

Sau khi nghe đồng chí Dương Thanh Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện định hướng các nội dung: Nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu phòng ngừa; công tác nhận định tình hình chưa nhanh nhạy, việc nắm bắt thông tin, dư luận trong học sinh chưa kịp thời, vụ việc còn chậm được phát hiện, khiến những mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh không được can thiệp, can ngăn giải quyết; công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình - công an còn chậm; chưa nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, hướng khắc phục, phòng, chống bạo lực học đường; đồng chí Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện báo cáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống, công tác phòng, chống bạo lực học đường năm 2022; ý kiến tham gia, đề xuất của các thành viên tham dự họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kết luận:

1. Hiệu trưởng, Ban giám hiệu các trường

1.1. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường:

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, nhất là các quy định của pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân; các hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích hoặc hành vi làm nhục người khác… lựa chọn những nội dung tuyên truyền pháp luật ngắn gọn, dễ hiểu và thông qua hình thức hấp dẫn như phiên tòa giả định, tranh ảnh minh họa, trò chơi tìm hiểu pháp luật hoặc lồng ghép tuyên truyền pháp luật trong sinh hoạt ngoại khóa...sẽ mang lại những kết quả tích cực góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong nhà trường, từ đó hạn chế bạo lực học đường, xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh.

Ngoài việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống vào nội dung, chương trình môn học nhà trường cần phải trang bị cho học sinh nhiều kỹ năng sống hơn, đặc biệt là các kỹ năng về quản lý cảm xúc, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội và cách ứng xử trên mạng xã hội. Đồng thời tạo cho các em nhiều sân chơi, hoạt động lành mạnh, ý nghĩa và phù hợp với đặc thù lứa tuổi… giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường. Chú trọng vai trò tính nêu gương của cán bộ quản l‎ý, giáo viên, vai trò hoạt động các tổ chức, đoàn thể trong trường, lớp hình thành mạng lưới thông tin, ngăn chặn sự việc điều chỉnh ngay hành vi lệch lạc của giáo viên, học sinh; nâng cao công tác quản lý của Ban giám hiệu đối với giáo viên, phụ huynh, học sinh tạo được niềm tin cho học sinh.

1.2. Tổ chức phân loại học sinh chưa ngoan, tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh; nắm tình hình học sinh trong và ngoài nhà trường; hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục con. Bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tư vấn tâm lý và kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm.

 1.3. Củng cố, phối hợp, rà soát các tổ chức trong nhà trường, ban cán sự lớp, chi đoàn, … Thành lập Ban phòng, chống bạo lực học đường tại trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban và các thành viên là các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp; mời công an địa phương, đại diện cha mẹ học sinh làm thành viên. Xây dựng kế hoạch triển khai phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các thành viên để việc thực hiện hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh yếu thế, học sinh chưa ngoan để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.

Giao trách nhiệm các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thông báo đến học sinh, lập danh sách học sinh đi xe máy không đúng quy định (Chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe), gửi Công an huyện để chỉ đạo Công an các xã, thị trấn phối hợp xử lý.

1.4. Nắm bắt tình hình học sinh có nguy cơ bỏ học đi làm ăn xa gửi danh sách về các địa phương; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức nhiều lực lượng để tuyên truyền, vận động ngăn chặn kịp thời tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Đồng thời thường xuyên tổng hợp báo cáo số lượng học sinh bỏ học về Phòng giáo dục và Đào tạo để kịp thời tham mưu UBND huyện chỉ đạo xử lý.

1.5. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Ngành cấp trên nếu để xảy ra bạo lực học đường.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường… Tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nhà giáo.

Chủ trì, phối hợp với Công an huyện, cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND huyện về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022- 2023 của ngành giáo dục và đào tạo huyện. Nghiên cứu tìm hiểu, phân tích kĩ nguyên nhân, đề xuất giải pháp quản lí, khẩn trương chỉ đạo các trường chấn chỉnh, khắc phục tình trạng bạo lực học đường; chú trọng định hướng, giáo dục học sinh có đạo đức, văn hóa làm nền tảng.

Nghiên cứu các quy định về xử lý học sinh chưa ngoan để hướng dẫn chỉ đạo các trường học xử lý nghiêm túc.

Chịu trách nhiệm theo dõi công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và phòng, chống bạo lực học đường; báo cáo UBND huyện.

3. Công an huyện

Đẩy mạnh triển khai cổng trường an toàn giao thông, tổng hợp tình hình báo cáo UBND huyện; chỉ đạo Công an xã, thị trấn xử l‎ý triệt để học sinh đi xe phân khối lớn, xử l‎ý người giao phương tiện.

Chỉ đạo Công an các xã, thị trấn phối hợp với các trường học trong công tác phát hiện vấn đề, có dấu hiệu bạo lực xử lý‎ ngay; khi có vụ việc Công an vào cuộc; rà soát, xử l‎ý, thông tin kịp thời cho các trường cùng triển khai thực hiện.

Xem xét đối tượng có hành vi móc nối, môi giới lao động quản lý kịp thời; phối hợp ngăn chặn trẻ em bỏ học, đi lao động.

4. Đề nghị Huyện đoàn: Có kế hoạch tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tổ chức, tạo điều kiện để Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Văn phòng HĐND và UBND huyện
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.088.916
Truy cập hiện tại 964